Samsung: Một đế chế bắt đầu lụi tàn?

Tham vọng quá mức, chi phí cao và khoảng trống lãnh đạo khiến Samsung có vẻ đi vào vết xe đổ của những gã khổng lồ trong quá khứ.

Lợi nhuận quí đầu tiên của năm nay đã phơi bày những thách thức nghiêm trọng của Samsung.

Lợi nhuận quí đầu tiên của năm nay đã phơi bày những thách thức nghiêm trọng của Samsung.

Samsung vừa công bố lợi nhuận hoạt động của họ đã giảm hơn 60% trong quý đầu tiên của năm do giá tấm hiển thị và chip bộ nhớ giảm. Tỷ suất lợi nhuận vẫn cao, nhưng ba yếu tố chính đang cản trở khả năng phục hồi của công ty vẫn diễn ra với chiều hướng mạnh mẽ, tập trung quá mức vào chất lượng và tính năng phức tạp, chi phí cao và sự vắng mặt của một nhà lãnh đạo để tập hợp.

Quyết tâm nhắm đến mục tiêu lớn của Samsung được xem là một lí do khiến thị phần của hãng nhanh chóng giảm sút tại Trung Quốc. Samsung từng là hãng sản xuất điện thoại hàng đầu tại Trung Quốc năm 2013 với 20% thị phần, tuy nhiên, con số trên đã giảm xuống còn 1% vào năm 2018.

Cùng với đó, các đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc như Xiaomi và Oppo đã có được chỗ đứng bằng cách tung ra những chiếc điện thoại giá rẻ với các tính năng hấp dẫn, chẳng hạn như camera tốt... Huawei, đối thủ cạnh tranh chính của Samsung tại Trung Quốc cũng đang theo sát phía sau với chiếc điện thoại màn hình gập của chính họ.

Chiếc điện thoại đặc biệt này sẽ được ra mắt vào tháng 6 được cho là sẽ cạnh tranh trực tiếp với chiếc Galaxy Fold sắp ra mắt của Samsung với màn hình OLED cũng có thể gập lại, có mức giá 2.000 USD, ngoài tầm với của đại bộ phận người tiêu dùng.

Trong quá khứ, các hoạt động kinh doanh chất bán dẫn, điện thoại thông minh và màn hình đã hỗ trợ cho nhau và hình thành cỗ máy kiếm tiền mạnh mẽ cho Samsung. Tuy nhiên, lợi nhuận trong phân khúc chất bán dẫn đã giảm một nửa, trong khi hoạt động kinh doanh tấm màn hình được dự đoán sẽ ở mức âm hoặc hòa vốn.

Samsung đã cảnh báo các nhà đầu tư vào tuần trước với lý do điều kiện thị trường không thuận lợi cho màn hình và chip bộ nhớ. Việc cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất khác như Apple cũng như tự sản xuất các thiết bị của mình đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm khi giá thị trường cho màn hình tinh thể lỏng đã giảm 10%.

Có thể thấy, danh tiếng của Samsung đã bị tổn thất nặng nề sau vụ thu hồi gây thiệt hại trên toàn thế giới đối với các thiết bị Galaxy Note 7 về việc phát nổ pin vào năm 2016, khiến hãng phải trả hàng tỷ đô la và phá vỡ hình ảnh thương hiệu toàn cầu.

Đồng thời vụ bê bối của "Thái tử" Samsung, ông Phó Chủ tịch Lee Jae-yong, bị bắt và đang phải đối mặt với cáo buộc hối lộ đã giáng một đòn nặng nề vào Samsung cũng như đưa tập đoàn này thiếu vắng sự lãnh đạo để vượt qua thời kì khủng hoảng.

Theo ông Song Myung-sup, một nhà phân tích tại HI Investment & Securities Co, cho biết, Samsung đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Các yếu tố khách quan cũng tác động một phần không nhỏ với việc nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng chậm chậm lại, trong khi các thị trường khác ngày càng bão hòa, người tiêu dùng ít thường xuyên thay thế điện thoại hơn trước và thất vọng về giá thành sản phẩm ngày một tăng cao.

Một số nhà phân tích nhận định rằng, sự suy giảm thu nhập của Samsung có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn và lợi nhuận của Samsung có khả năng phục hồi vào cuối năm nay. Công ty nghiên cứu đầu tư Fitch đã chỉ ra rằng nhu cầu về chip tiên tiến đang tăng lên trong các lĩnh vực như ôtô và các ngành công nghiệp, Samsung có vị trí tốt để hưởng lợi từ việc này.

Cẩm Anh

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/loi-nhuan-quy-i-giam-samsung-doi-dau-thach-thuc-moi-147998.html