Sai lầm khi điều trị tay chân miệng khiến bệnh trở nặng

Đừng để những sai lầm của cha mẹ làm nguy cơ bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cha mẹ cần chú ý tránh những sai lầm khi điều trị tay chân miệng cho trẻ

Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng mỗi ngày một tăng cao, bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện thì các bậc cha mẹ cũng có thể điều trị tay chân miệng cho trẻ ngay tại nhà, nhưng cần tránh những sao lầm dưới đây.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tránh những sai lầm phổ biến này (Ảnh minh họa)

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tránh những sai lầm phổ biến này (Ảnh minh họa)

Không cách ly trẻ với trường lớp

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, nhiều cha mẹ vì quá bận rộn nên vẫn cho trẻ đến trường. Điều này là vô cùng sai lầm.

Do đó, khi trẻ phát hiện tay chân miệng, cha mẹ cần cho trẻ cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác gây bùng phát dịch.

Không vệ sinh răng miệng

Khi bị tay chân miệng, trong miệng các em sẽ mọc các nốt phỏng, sợ trẻ bị đau nên cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đây là một sai lầm. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…

Cha mẹ nên vệ sinh cho trẻ bằng nước muối sinh lý, xúc miệng cho trẻ sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Khuyến khích trẻ uống nước nhiều, xúc miệng nước muối. Bằng cách này sẽ không gay nguy hiểm mà vẫn làm sạch răng miệng.

Kiêng tắm

Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc tay chân miệng sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Hạ sốt sai cách cho trẻ bị tay chân miệng

Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm vì ủ ấm khi con bị sốt. Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ trở lên các bạn cần cho bé uống ngay thuốc hạ sốt có thể là acetaminophen hoặc paracetamol. Liều lượng tính theo cân nặng, 4 – 6 tiếng uống lại 1 lần.

Nếu trẻ sốt cao và có dấu hiệu mất nước cần cho bé uống kèm nước oresol để cân bằng điện giải và bù nước. Nếu bé sốt cao trên 40 độ mà uống thuốc không hạ cần đưa bé đến ngay trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.

Video: BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng (Nguồn: Dân Trí)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/sai-lam-khi-dieu-tri-tay-chan-mieng-khien-benh-tro-nang-d134301.html