Sai lầm khi ăn thịt gà bạn cần tránh

Thịt gà giàu dinh dưỡng nhưng bạn cần tránh những sai lầm dưới đây.

Thịt gà rất giàu dinh dưỡng và là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm ra rất nhiều dưỡng chất có trong loại thịt này. Theo đó, cứ 100 gam thịt gà có 23,3 gram protein, 1, 2 lipit và các khoáng chất khác như can xi, phốt pho, sắt. Bên cạnh đó, thịt gà còn nhiều vitaminA, C, E có tác dụng ôn trung ích khí, ích tinh, dùng trị gầy mòn, tiểu nhiều lần, sinh đẻ ít sữa, hư nhiệt sau sinh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong Đông y thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi nên có khả năng chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.

Dù rất tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nếu mắc phải một trong những căn bệnh dưới đây thì bạn tuyệt đối không nên ăn thịt gà.

Nội tạng gà

Nội tạng gà, nhất là mề gà, tuy ngon, được nhiều người ưa thích, nhưng là nơi chứa nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn, hoặc có ăn cũng nên hạn chế.

Da gà và cổ gà

Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Không nên ăn thịt gà với cơm nếp nhiều

Cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

Không ăn thịt gà cùng tôm, cá chép

Thịt gà tính ôn, cá chép tính hàn, ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Tôm và gà đều tính ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sẽ dễ bị mẩn ngứa trên da.

Không ăn cùng muối vừng và kinh giới

Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sai-lam-khi-an-thit-ga-ban-can-tranh/20210108091947846