Sài hồ chữa cảm mạo, sốt rét

Sài hồ là loại cây bụi cao 0,5 - 3m, phân nhánh ở gốc, tiết diện thân tròn.

Sài hồ

Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng. Cây thường thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Rễ sài hồ được thu hái quanh năm, đào về cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm. Theo Đông y, sài hồ có vị đắng, tính hàn; có tác dụng giải thoái nhiệt, sơ can chỉ thống, thăng dưỡng khí triệt ngược tà (sốt rét)

Chữa cảm mạo: Sài hồ 12 - 16g, bán hạ 8 -12g, hoàng cầm 8 -12g, đảng sâm 8 -12g, chích thảo 4 - 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 4 - 6 quả, sắc nước uống.

Chữa sốt rét: Sài hồ 12 - 16g, bán hạ 8 -12g, hoàng cầm 8 -12g, đảng sâm 8 -12g, chích thảo 4 - 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 4 - 6 quả, thảo quả và thường sơn mỗi thứ 12g sắc nước uống.

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/sai-ho-chua-cam-mao-sot-ret-d272690.html