Sách trắng thương mại - 'cầu nối hai bờ' Mỹ - Trung

Có nhiều phân tích cho rằng, Sách trắng của Trung Quốc về cuộc chiến thương mại với Mỹ là bước chuẩn bị cho Bắc Kinh quay trở lại bàn đàm phán.

Trung Quốc vừa công bố Sách trắng Thương mại vào cuối tuần qua.

Trung Quốc vừa công bố Sách trắng Thương mại vào cuối tuần qua.

Trong Sách Trắng vừa được Trung Quốc công bố mới đây đã thể hiện rõ quan điểm của Bắc Kinh rằng họ không muốn đối đầu với Mỹ nhưng cũng không e ngại chiến tranh thương mại, và sẵn sàng, trong trường hợp nếu cần, sẽ chiến đấu với Mỹ đến cùng.

Bắc Kinh cũng thẳng thắn thừa nhận cuộc chiến thương mại có thể rất mệt mỏi và gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế của đất nước. Hiện tại, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm trong 5 tháng liên tiếp và giảm 9,7% so với năm ngoái.

Bỏ qua những cáo buộc dành cho Mỹ, Trung Quốc muốn gửi đến thông điệp sẵn sàng hợp tác với Mỹ để tìm ra các giải pháp và sẽ làm mọi cách để trì hoãn một cuộc xung đột tiềm tàng giữa hai nước.

Điều này không hẳn là không có cơ sở. Là một nước đã "dưới cơ" đang dồn lực tập trung cho sự phát triển kinh tế và tầm vóc, Trung Quốc hoàn toàn không mong muốn cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Như chuyên gia Đinh Shuang, nhà kinh tế trưởng của Trung Quốc tại Ngân hàng Standard Chartered nhận định, yếu tố thương mại có thể không phải là mục tiêu mà Mỹ nhằm đến, nhưng đánh vào thương mại sẽ tác động mạnh được đến những lĩnh vực khác. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi Trung Quốc muốn thỏa hiệp ngay trên mặt trận này.

Điều đầu tiên, nếu muốn quay lại đàm phán với Mỹ sau những "rạn nứt", Trung Quốc cần có những lợi thế để buộc Mỹ suy nghĩ về những điều khoản do họ đưa ra. Do đó, kế hoạch của Trung Quốc về việc lập danh sách theo dõi các thực thể nước ngoài được cho là đã làm tổn hại lợi ích của các công ty Trung Quốc và mối đe dọa hạn chế xuất khẩu khoáng sản đất hiếm quan trọng đối với việc sản xuất chất bán dẫn thực chất là nhằm mục đích củng cố "sức nặng" của Bắc Kinh để quay lại đàm phán.

Bên cạnh đó, yếu tố thứ hai được cho là dấu hiệu của Trung Quốc muốn nối lại đàm phán với Mỹ nằm trong chính những cáo buộc của đất nước này. Bằng cách nêu rõ ràng những yêu cầu và những điểm mấu chốt mà Bắc Kinh không thể thỏa hiệp và giảm những rủi ro về ngôn ngữ của các nhà đàm phán trong quá trình thương thảo.

Cụ thể, trong Sách trắng có đoạn, "Cả Trung Quốc và Mỹ nên nhìn nhận và thừa nhận khác biệt của bên kia về việc phát triển đất nước, các giai đoạn phát triển và tôn trọng sự khác biệt ấy cũng như tôn trọng đường lối phát triển riêng, cũng như các tổ chức nền tảng. Quyền được phát triển không thể loại bỏ và chủ quyền cũng không thể bị tổn hại”.

Trung Quốc đã nêu rõ, lằn ranh Mỹ không thể xâm phạm chính là điều mà Mỹ mong muốn nhất, cải cách cơ cấu nền kinh tế. Đây là sự phát triển tự do của Trung Quốc và Mỹ không nên can dự. Điều này cũng được nhiều ý kiến trong giới chuyên gia đồng thuận khi phần lớn các yêu cầu khác của Mỹ đều được Trung Quốc đáp ứng như loại bỏ yêu cầu chuyển giao công nghệ, mở cửa đầu tư...

Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại và một số nhà hoạch định chính sách lo lắng rằng bây giờ không phải là lúc để có những thay đổi trong cấu trúc nền kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, Trung Quốc đã cho thấy xu hướng quay trở lại với các biện pháp kiểm soát từ trên xuống là hợp lý đối với một nền kinh tế tập trung.

Cuối cùng, chính quyền Trung Quốc không muốn tạo ấn tượng rằng đất nước họ đang chịu áp lực từ Mỹ và đang ở vị thế yếu. Nhưng thông qua Sách trắng, những quy tắc phía Mỹ đưa ra cũng bao gồm một số yêu cầu Trung Quốc cần phải tôn trọng để đạt những lợi thế nhất định.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để trì hoãn một cuộc xung đột tiềm tàng giữa hai nước. Rất có khả năng, Trung Quốc muốn phá vỡ băng với Mỹ trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản trong tháng này.

Có nhiều hy vọng rằng Tổng thống Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Donald Trump sẽ đồng ý với một thỏa thuận nào đó giống như lệnh đình chiến mà họ đã đạt được tại cuộc họp nhóm G20 ở Buenos Aires năm ngoái.

Mặc dù Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, nhưng việc tìm kiếm một thỏa thuận thỏa mãn cả hai nước là không thể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội khi tại Thượng đỉnh G20 sắp tới, hai nhà lãnh đạo sẽ cuộc đối mặt lẫn nhau, và cả hai đều cần chứng minh cho người dân cả hai nước thấy những lá phiếu của họ trong quá khứ, và tương lai, là xứng đáng.

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/sach-trang-thuong-mai-cau-noi-hai-bo-my-trung-308073.html