S-400 ưu việt nhất thế giới, sao vẫn 'tịt' trước chiến đấu cơ Israel?

Theo Forbes, Nga đang thúc đẩy bán tên lửa phòng không S-300 và S-400 cho những khách hàng tiềm năng, và đây là những vũ khí bán chạy nhất của Nga; tuy nhiên S-300/400 của Nga tại Syria chưa bắn hạ được máy bay Israel?

Những hệ thống phòng không của Nga được đánh giá là tiên tiến và có giá rẻ hơn so với các sản phẩm tương tự của phương Tây. Vì vậy, phía Nga rất lo ngại các tên lửa này sẽ bộc lộ những khiếm khuyết và chịu tổn thất; như vậy sẽ ảnh hưởng đến khách hàng của Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 Nga bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina

Những hệ thống phòng không của Nga được đánh giá là tiên tiến và có giá rẻ hơn so với các sản phẩm tương tự của phương Tây. Vì vậy, phía Nga rất lo ngại các tên lửa này sẽ bộc lộ những khiếm khuyết và chịu tổn thất; như vậy sẽ ảnh hưởng đến khách hàng của Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 Nga bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina

Mặc dù khả năng của tên lửa S-300 và S-400 là rất ấn tượng trên giấy tờ, những hệ thống tên lửa này được thiết kế để xây dựng một mạng lưới phòng không chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) rất mạnh mẽ; tuy nhiên những loại tên lửa này chưa hề trải qua thực chiến. Mà cách duy nhất để đo lường hiệu quả chiến đấu của hệ thống vũ khí là trong chiến đấu thực tế. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 Nga bán cho Iran - Nguồn: Sina

Trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh đang diễn ra, hệ thống phòng không S-300 của Armenia dường như là nạn nhân của một cuộc tấn công bằng UAV tàn khốc từ Azerbaijan. Video từ cuộc xung đột cho thấy, Azerbaijan sử dụng tên lửa hành trình do Israel sản xuất, để tấn công hệ thống S-300 của Armenia. Ảnh: Tên lửa phòng không S-300 của Armenia - Nguồn: Topwar

Điều đáng nói là hệ thống S-300 của Armenia này không có sự bảo vệ của "người cận vệ" Pantsir S-1 do Nga chế tạo; đây là nguyên tắc bố trí phòng không của bất kỳ quốc gia nào. Ngay cả Quân đội Mỹ, khi triển khai hệ thống phòng không tầm xa Patriot, thì bảo vệ cho chính hệ thống này là các hệ thống phòng không tầm thấp C-RAM. Ảnh: Hệ thống C-RAM bảo vệ hệ thống phòng không tầm xa của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Trong trường hợp của Armenia và Saudi Arabia có thể thấy rằng, khả năng chiến đấu và khả năng sống sót của các hệ thống tên lửa phòng không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng của các nhà khai thác. Ảnh: Radar phòng không của Armenia bị tên lửa phóng từ UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Topwar

Nga chuyển giao tên lửa S-300 cho Syria vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng, các hệ thống tên lửa này đã được sử dụng bởi quân nhân Nga cho đến nay, điều đó có nghĩa là Syria không thể sử dụng các tổ hợp S-300 này để đánh chặn các cuộc không kích của máy bay chiến đấu Israel. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Syria - Nguồn: Topwar

Phóng viên người Israel Melman chỉ ra rằng, điều này có thể là do Nga lo ngại rằng, nếu S-300/400 không bắn trúng mục tiêu, điều này sẽ làm tổn hại trực tiếp đến danh tiếng của vũ khí Nga, cũng như cho thấy lợi thế công nghệ của Israel và phương Tây. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar

Theo những thông tin được tiết lộ, Không quân Israel đã sử dụng S-300 của Hy Lạp để huấn luyện, điều đó có nghĩa là nếu Syria cố gắng sử dụng S-300 để tấn công máy bay Israel, nó có thể bị tiêu diệt bởi máy bay quân sự của Israel. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Syria - Nguồn: Topwar

Và một khi hệ thống phòng không đáng tự hào nhất của Nga bị phá hủy trong trận chiến, hoặc thậm chí lộ ra những sai sót lớn, nó có thể có tác động rất tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu vũ khí trong tương lai của Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar

Trong quá khứ, vào đầu những năm 1980, Israel đã phá hủy một số lượng lớn tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất do Syria triển khai ở Lebanon, điều này có thể làm mất uy tín nghiêm trọng với vũ khí của Liên Xô. Ảnh: Trận địa tên lửa phòng không của Syria bị không quân Israel phá hủy - Nguồn: Wikipedia.

Vào thời điểm đó, Syria đã thiết lập một căn cứ tên lửa đất đối không rất mạnh ở Thung lũng Bekaa của Lebanon, vũ khí bao gồm các loại tên lửa do Liên Xô sản xuất như SAM-2, SAM-3 và SAM-6 để ngăn chặn máy bay chiến đấu của Israel. Ảnh: Trận địa tên lửa SAM-6 của Syria ở Thung lũng Bekaa - Nguồn: Wikipedia.

Quân đội Israel đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công táo bạo vào tháng 6/1982. Với chiến thuật tinh quái, Israel đã phá hủy thành công các hệ thống phòng không này bằng chiến thuật phóng UAV Scout làm mồi nhử; lực lượng phòng không Syria tại đây đã không phân biệt đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả và đã nhanh chóng bắn hết đạn tên lửa. Ảnh: UAV Scout - Nguồn: Wikipedia.

Đồng thời máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Israel là F-15 và F-16 đã tiến hành một trận không chiến quy mô lớn với Không quân Syria ở Thung lũng Bekaa, bắn hạ 82 chiếc MiG-21 và MiG-23 thế hệ 3 do Liên Xô sản xuất, nhưng nhưng không để mất một chiếc nào. Ảnh: Chiếc F-15 của Israel tại Căn cứ Không quân Tel Nof, đã bắn rơi 2 máy bay Syria - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù Armenia và các quốc gia khác đã mất một số tên lửa phòng không trong cuộc xung đột, nhưng chưa quốc gia nào lập được thành tích như người Israel như trong trận chiến ở Thung lũng Bekaa và điều này cũng chưa làm ảnh hưởng quá nhiều đến uy tín của vũ khí Nga. Ảnh: Các thành phần trong tổ hợp S-300 Armenia bị UAV Azerbaijan tập kích - Nguồn: Topwar

Nhưng để giữ uy tín việc bán vũ khí trong tương lai, Nga rõ ràng không muốn phá hủy "hình ảnh" về các hệ thống phòng không của mình. Đồng thời, Nga sẽ nắm bắt cơ hội bất cứ lúc nào để "dìm hàng" vũ khí phòng không phương Tây và quảng bá các hệ thống tên lửa phòng không của mình. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Topwar

Video Tên lửa S-400 của Nga khai hỏa - Nguồn: Zvezda

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/s-400-uu-viet-nhat-the-gioi-sao-van-tit-truoc-chien-dau-co-israel-1452502.html