S-300 Nga - Syria đã khóa mục tiêu

Trong 2 năm qua, máy bay Israel đã thực hiện hơn 200 phi vụ không kích vào Syria. Điều đó sẽ thay đổi sau khi Nga cung cấp S-300PMU2 cho Syria.

Nhìn lại 2 năm máy bay Israel ‘hoành hành bá đạo’

Sau sự cố với chiếc IL-20 và các máy bay chiến đấu của Israel, không phận của Syria sẽ bị đóng cửa ít nhất là một phần, nếu không muốn nói là tất cả.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hứa rằng, trong vòng hai tuần tới, Quân đội Cộng hòa Ả Rập Syria (SAA) sẽ nhận được các tổ hợp tên lửa tầm xa S-300PMU2 sử dụng radar đa kênh và hệ thống tự động điều khiển các thiết bị của Lực lượng phòng không.

Tuy nhiên, có thông tin cho rằng, Nga đã bí mật chuyển S-300PMU2 sang Syria ngay lập tức sau vụ Il-20, rồi mới tuyên bố sau.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) chưa đưa ra bất cứ bình luận [chính thức] gì về quyết định này mà chỉ có giới lãnh đạo đất nước và các quan chức ngoại giao.

Theo đó, quân đội nước này vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở Syria và vẫn mong muốn hợp tác chặt chẽ với Nga.

Tuy nhiên, mọi người đều hiểu rõ một chân lý rằng, Không quân Israel sẽ không còn tự tung tự tác trên bầu trời Syria. Mặc dù S-300PMU2 không thể được gọi là một hệ thống mới nhất, nhưng khả năng chiến đấu của nó là cao hơn nhiều so với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa hiện có, không chỉ ở Syria, mà còn trên toàn thế giới.

Hãng thông tấn Nga Sputnik đã phỏng vấn các chuyên gia quân sự Nga về ảnh hưởng của quyết định này tới tình hình quân sự trong khu vực.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik chuyên gia quân sự Nga Yury Lyamin nói rằng, Syria đang sở hữu các hệ thống tên lửa tầm xa S-200 Angara do Liên Xô sản xuất từ những thập niên 60-70 của thế kỷ trước và các phi công Israel đã tích cực lợi dụng tình trạng này.

Các chiến đấu cơ Israel tường sử dụng chiến thuật bay vòng quanh hoặc gây nhiễu các hệ thống S-200 Angara đã cũ mà chưa được nâng cấp, bằng cách sử dụng các phương tiện chiến tranh điện tử, bởi Tel Avip được coi là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này.

Sau khi bị Israel ‘phản bội’ trong vụ Il-20, Nga đã cấp S-300PMU2 cho Syria (Ảnh: Hệ thống S-300 của Iran)

Sau khi bị Israel ‘phản bội’ trong vụ Il-20, Nga đã cấp S-300PMU2 cho Syria (Ảnh: Hệ thống S-300 của Iran)

Đối với các hệ thống phòng không thế hệ mới của Syria vốn có số lượng ít, chỉ được triển khai ở các khu vực trọng điểm, phi công Israel cố gắng không bay vào các khu vực được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại hơn, ví dụ như như Buk và phóng tên lửa hoặc ném những quả bom dẫn đường bên ngoài các khu vực đó.

Theo các phương tiện truyền thông Israel, chỉ riêng trong một năm rưỡi qua, Không quân Israel đã thực hiện hơn 200 phi vụ không kích vào các cơ sở quân sự mà họ cáo buộc là “Sở chỉ huy, Trung tâm tình báo và Căn cứ tên lửa của Iran”, trên lãnh thổ nước Cộng hòa Ả Rập Syria.

Hãng Thông tấn nhà nước Syria SANA cho biết, vào đầu tháng 9, Israel đã tấn công vào các cơ sở quân sự ở thành phố Tartous, một tháng trước đó là vụ póng tên lửa vào thành phố Masyaf; còn vào tháng 7 là vụ không kích vào tỉnh Quneitra ở miền Nam Syria.

Chỉ tính riêng trong năm nay căn cứ không quân Tiyas (T4) ở tỉnh Homs, phía đông Syria, đã bị không kích ít nhất ba lần.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, vào tháng 4, hai máy bay tiêm kích F-15 đã phóng tám tên lửa vào căn cứ này, năm quả tên lửa trong số đó đã bị bắn hạ. Vào tháng 5, không quân Israel đã tấn công vào mấy chục đơn vị phòng không ở các tỉnh Homs, Damascus của Syria.

Trong suốt thời gian này, các chiến sĩ phòng không Syria chỉ có thể bắn hạ một chiếc máy bay Israel bằng hỏa lực từ mặt đất (vào ngày 10 tháng 2 năm 2018).

Cả hai phi công F-16 tham gia cuộc đột kích vào căn cứ không quân gần Palmyra đã kịp nhảy dù xuống lãnh thổ Israel.

Trong trường hợp này, ủy ban điều tra vụ việc của Quân đội Israel rút ra kết luận rằng: "Phi hành đoàn đã phạm sai lầm chuyên nghiệp, mặc dù xuất hiện tình huống nguy hiểm, nhưng họ thích thực hiện nhiệm vụ hơn, thay vì tự bảo vệ bản thân mình một cách đầy đủ".

Khiến S-300 đến Syria, Israel chỉ biết tự trách mình

Theo các chuyên gia, S-300 sẽ mở rộng đáng kể khả năng phòng không của Syria và các chiến đấu cơ của Không quân Israel sẽ không còn có thể tự do hành động mà không bị trừng trị.

Các máy bay Israel sẽ lọt vào phạm vi phủ sóng của radar hệ thống S-300 trước khi chúng tiếp cận khoảng cách bắn tên lửa; điều này làm chiến đấu cơ dễ bị bắn hạ trước khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, hoặc nếu không, họ cũng phải tấn công vội vã và bỏ chạy, dẫn đến xác suất thất bại sẽ tăng lên đáng kể.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/s-300-nga--syria-da-khoa-muc-tieu-3366180/