S-300 của Syria phóng đạn, tín hiệu gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ và Israel

Hệ thống phòng không S-300 do Nga chế tạo ở Syria hiện đã hoàn toàn hoạt động, đây là tín hiệu mạnh mẽ của Syria gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Vào ngày 17/5, một số thông tin xuất hiện rằng, các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300 của Quân đội Syria, đã được xác nhận đang hoạt động và có thể đã được sử dụng để “phóng đạn giả” vào máy bay chiến đấu của Không quân Israel, để đẩy lùi cuộc tấn công nhằm vào một “Trung tâm nghiên cứu” của Syria.

Vào ngày 17/5, một số thông tin xuất hiện rằng, các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300 của Quân đội Syria, đã được xác nhận đang hoạt động và có thể đã được sử dụng để “phóng đạn giả” vào máy bay chiến đấu của Không quân Israel, để đẩy lùi cuộc tấn công nhằm vào một “Trung tâm nghiên cứu” của Syria.

Các thông tin về tên lửa phòng không S-300 được phóng đi cho thấy, chúng được phóng phóng đạn, nhưng radar không khóa mục tiêu. Lần phóng này của phòng không Syria, có khả năng với mục đích nhằm phô trương lực lượng, nhiều hơn là với mục đích bắn hạ máy bay đối phương.

Tên lửa S-300 của Syria được cho là của biến thể S-300PMU-2, được Nga chuyển giao cho Syria từ tháng 9/2018, nhưng chưa bao giờ được sử dụng trong chiến đấu. Mặc dù một số thông tin cho biết, các radar của chúng có thể đã được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa, từ các hệ thống phòng không khác, đánh chặn tên lửa của Israel.

Ban đầu, Syria dự kiến nhận S-300 vào khoảng năm 2013, nhưng dưới áp lực của Israel đối với Nga, đã khiến Moscow phải hủy bỏ thỏa thuận; đây cũng là hệ thống vũ khí phòng không hiện đại nhất, mà Syria bị từ chối, kể từ khi Liên Xô sụp đổ, do mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và Israel.

Điều này chỉ thay đổi, khi Nga cáo buộc Israel đã sử dụng máy bay giám sát Il-20 của Không quân Nga ở Syria, để làm “máy bay che đầu”, khiến tên lửa phòng không của Syria đã bắn nhầm vào chiếc Il-20, làm tất cả phi hành đoàn thiệt mạng.

Sau khi hệ thống tên lửa phòng không S-300 được Nga bàn giao cho Syria, và mặc dù các kíp trắc thủ của Syria đã được huấn luyện hơn 5 năm, trước khi đơn đặt hàng ban đầu bị hủy bỏ vào năm 2013.

Nhưng các hệ thống S-300 ban đầu của Syria, đều được sử dụng bởi các chuyên gia Nga; đây được coi là biện pháp phòng ngừa, trước các cuộc tấn công có thể xảy ra của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Israel. Trong khi các quốc gia này đều đã tấn công Quân đội Syria; nhưng họ đã thận trọng hơn, khi tấn công trực tiếp các lực lượng Nga tại nước này.

Mặc dù đã chuyển giao S-300 cho Syria, nhưng chưa chắc chắn khi nào Quân đội Syria được trao quyền kiểm soát các hệ thống S-300; nhưng đáng chú ý là chúng không được sử dụng, để đánh trả các cuộc tấn công của Israel hoặc Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria trong hơn ba năm qua, kể cả trong các cuộc đụng độ dữ dội với Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1 đến tháng 3/2020.

Việc kích hoạt hệ thống S-300, tiếp nối các bước phát triển của Nga, nhằm tăng cường khả năng phòng không của Syria, bao gồm chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29SMT nâng cấp, dưới dạng viện trợ và bắt đầu các cuộc tập trận chung thường xuyên bao gồm và chiến đấu mô phỏng từ tháng 1/2022.

Hợp tác quân sự Nga-Syria hiện tốt hơn lúc nào hết, từ việc hỗ trợ hỗ trợ Quân đội Syria chống lại các lực lượng nổi dậy của nước này từ tháng 8/2015, đến việc các căn cứ quân sự của Nga ở Syria, đã được sử dụng để triển khai các loại vũ khí chiến lược, bao gồm máy bay MiG-31K và Tu-22M3.

Những máy bay của trên của Nga, được trang bị tên lửa đạn đạo siêu thanh Dagger, mang lại cho Nga một vũ khí răn đe quan trọng, cho một cuộc chiến tiềm tàng với NATO; đồng thời những lực lượng của Nga tại Syria, đã gây áp lực lên sườn phía nam của khối quân sự này.

Khả năng phòng không của Syria mạnh hơn, cũng được coi là có lợi cho Nga và cũng giảm bớt gánh nặng cho các lực lượng của Nga, trong việc bảo vệ không phận của Syria, cũng như các cơ sở quân sự của Nga đóng tại đó.

Đáng chú ý, lần đầu tiên vào tháng 10/2021, Nga đã triển khai máy bay chiến đấu hàng đầu của họ là Su-35 tới sân bay Qamishli, một căn cứ quân sự mới của Nga ở Syria, nằm gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Hệ thống phòng không S-300PMU-2 lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào năm 1997 và là biến thể có khả năng nhất của dòng S-300P trước khi S-400 được đưa vào biên chế chiến đấu năm 2007.

S-300PMU-3 có khả năng tấn công cùng lúc 32 mục tiêu và có tầm bắn 250 km nếu được trang bị tên lửa 48N6E3; mặc dù các tên lửa S-300 của Syria vẫn sử dụng tên lửa 48N6E2 cũ hơn, chỉ với tầm bắn 200 km và tốc độ thấp hơn.

Các trận địa S-300PMU-3 của Quân đội Syria, được triển khai gần Damascus, có nhiệm vụ bảo vệ không phận thủ đô Syria; nhưng với tầm bắn của chúng, cho phép tấn công các mục tiêu ở sâu trong không phận Israel.

Việc kích hoạt các hệ thống phòng không S-300 của Syria và việc nhận thêm nhiều chiến đấu cơ mới như MiG-29SMT của Syria, có thể là tín hiệu mạnh mẽ của Quân đội Syria, gửi đến các lực lượng đang chiếm đóng nước này như Quân đội Mỹ và một số quốc gia như Na Uy và Pháp.

Trong cuộc chiến năm 2020, việc chiếm quyền kiểm soát trên không của Thổ Nhĩ Kỳ, mang lại lợi thế quan trọng trước cuộc xung đột với Quân đội Syria. Nhưng với việc Syria sẵn sàng phóng đạn S-300, có thể phá vỡ điều này và mở đường cho những bước tiến quan trọng.

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ thiếu máy bay chiến đấu tàng hình hoặc máy bay chiến đấu, có khả năng tác chiến điện tử tiên tiến, tương tự như F-16I của Israel, thì việc kích hoạt S-300PMU-2 trong tay Syria, có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Còn đối với Israel, quốc gia đã thường xuyên tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu của Syria trong gần một thập kỷ qua, với lợi thế sử dụng vũ khí tấn công tầm xa vào lãnh thổ Syria, mối đe dọa của S-300 có thể thấp hơn, nhưng Không quân Israel cũng không thể tự do ra vào không phận Syria như chốn không người như trước kia.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/s-300-cua-syria-phong-dan-tin-hieu-gui-den-tho-nhi-ky-va-israel-1704041.html