Rươi là động vật không có tiến hóa gì trong... 500 triệu năm qua

Gọi những loài này là hóa thạch sống bởi vì các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng có một số loài mà qua hàng trăm triệu năm vẫn không khác gì so với những mẫu hóa thạch được con người khai quật được.

Vào đầu Đại trung sinh khoảng 250 triệu năm trước, tổ tiên của cá sấu ngày nay bắt đầu những bước đầu tiên trên Trái đất. Vào cuối Kỷ phấn trắng, khoảng 65 triệu năm trước, các đầm lầy và lòng sông thời tiền sử là nơi cư trú của những loài săn mồi lưỡng cư không khác với cá sấu mà ta thấy ngày nay là bao.

Vào đầu Đại trung sinh khoảng 250 triệu năm trước, tổ tiên của cá sấu ngày nay bắt đầu những bước đầu tiên trên Trái đất. Vào cuối Kỷ phấn trắng, khoảng 65 triệu năm trước, các đầm lầy và lòng sông thời tiền sử là nơi cư trú của những loài săn mồi lưỡng cư không khác với cá sấu mà ta thấy ngày nay là bao.

Từng được cho là đã tuyệt chủng, cá vây tay đã trải qua thử thách cùng thời gian và không thay đổi về thể chất trong hơn 360 triệu năm. Hiện có hai loài cá vây tay - Latimeria chalumnae sống ở đáy biển ngoài khơi phía đông châu Phi và Latimeria menadoensis - bơi sâu ở vùng biển Indonesia. Điều làm nên sự đặc biệt của những con cá khổng lồ này chính là những chiếc vây của chúng.

Cua móng ngựa hay còn được gọi là Sam lần đầu được thấy dưới đáy biển vào hơn 300 triệu năm trước, cua móng ngựa đã liên tục xuất hiện kể từ thời điểm đó. Mặc dù không giống với tổ tiên tiền sử, nhưng quá trình tiến hóa của chúng diễn ra từ từ đến mức chúng được coi là “hóa thạch sống”.

Những con cá mập mang xếp thời nay vẫn rất giống với hóa thạch của chúng từ 80 triệu năm trước. Chúng lưu giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy như cơ thể giống lươn màu nâu sẫm với vây lưng, vây xương chậu và vây hậu môn ở cuối cơ thể.

Ốc anh vũ là loài động vật thân mềm duy nhất có lớp vỏ bọc khép kín hoàn toàn, nhờ có một cửa sập bằng thịt bảo vệ phần thân mềm ẩn bên trong. Ốc anh vũ được cho là loài động vật sinh sống xuyên suốt thời kỳ Khủng long từ lúc thịnh trị tới lúc sụp đổ. Hiện nay chúng đang bị đe dọa tuyệt chủng từ những người chuyên săn bắt để lấy những bộ vỏ tuyệt đẹp của mình.

Hóa thạch có niên đại lâu nhất của chuồn chuồn được phát hiện khoảng 285 triệu năm. Hình dáng của loài chuồn chuồn hiện đại ngày nay vẫn giống hệt với những mẫu hóa thạch của tổ tiên chúng.

Các chuyên gia phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy chuột chù răng khía từng sống cùng thời kỳ với khủng long. Chúng có tên khoa học là solenodon, thuộc nhóm động vật có vú, thường ăn côn trùng và sống về đêm. Chúng cũng có thể sử dụng nọc độc để tấn công con mồi. Ngày nay, chuột chù răng khía sinh sống chủ yếu ở Haiti và Dominica.

Hiện chỉ tìm thấy ở New Zealand, nhưng trước đây, Tuatara từng được thấy trên khắp thế giới. Loài bò sát giống thằn lằn này trước đây được cho là một thành viên của họ thằn lằn, nhưng sau khi xem xét cẩn thận và theo dõi dấu vết hóa thạch từ hơn 200 triệu năm trước, người ta kết luận rằng loài bò sát này là thành viên của một bộ riêng biệt được gọi là Rhynchocephalia, mà Tuatara là đại diện duy nhất.

Rươi là loài không thay đổi hay tiến hóa thêm kể từ kỷ Cambri 500 triệu năm trước cho tới tận ngày nay.

Cá mút đá vẫn sinh sống từ 360 triệu năm trước tới tận ngày nay.

Hải Nam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ruoi-la-dong-vat-khong-co-tien-hoa-gi-trong-500-trieu-nam-qua-1456893.html