Rụng tóc: Tưởng đơn giản nhưng là dấu hiệu của loạt bệnh nguy hiểm

Rụng tóc nhiều không chỉ khiến tóc ngày một mỏng, thậm chí lộ da đầu gây ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Rụng tóc nhiều cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Rụng tóc nhiều cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Dầu hết chúng ta đều bị rụng tóc khi tắm gội hay khi chải đầu, tạo kiểu tóc, điều này là hoàn toàn bình thường. Tính trung bình, mỗi người mất 50-100 sợi tóc một ngày và sợi tóc cũ lại được thay thế bằng những sợi tóc mới. Nhưng khi rụng tóc quá nhiều, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh tuyến giáp

Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tuyến giáp, cụ thể là suy giáp hoặc cường giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc, rụng nhiều và thưa dần.

Bệnh tim

Người bị rụng tóc ở đỉnh đầu có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn (Ảnh minh họa)

Tình trạng rụng tóc quá nhiều đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh liên quan đến tim mạch. Một báo cáo đã cho thấy rằng chứng hói đầu ở nam giới và tóc bạc sớm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim trước tuổi 40. Người bị rụng tóc vùng đỉnh đầu có tỷ lệ bệnh tim cao. Nam giới dưới 55 tuổi, bị hói ít, có nguy cơ này cao hơn 30% so với người bình thường, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều ở người bị hói nhiều.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Đối với phụ nữ bị mắc hội chứng buồn trứng đa năng thườnggây ra mất cân bằng hormone làm cho cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. Bệnh này thường gây tình trạng rụng tóc nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.

Thiếu máu, thiếu sắt

Những người bị thiếu máu thiếu sắt thường phàn nàn rằng tóc của họ thưa và dễ gãy rụng. Trong thực tế, rụng tóc là một trong những triệu chứng nổi bật nhất và sớm nhất của thiếu sắt trong cơ thể.

Thiếu máu, thiếu sắt có thể gây nên chứng rụng tóc (Ảnh minh họa)

Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe trong khi đó ở phụ nữ lại dễ thiếu hụt máu sắt do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở,... Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.

Rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đó đặc biệt là tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.

Tắc động mạch

Tắc động mạch có thể gây ra rụng tóc ở nam giới. Trong thực tế, chứng hói đầu ở đỉnh đầu của đàn ông, là một dấu hiệu phổ biến của động mạch bị tắc. Ngoài ra, nó còn có thể gây rụng lông chân.

Các bệnh lý về da đầu

Da đầu không khỏe mạnh có thể gây ra tình trạng viêm trong các nang tóc, làm cho tóc khó phát triển. Các loại nấm thường kí sinh trên các tế bào chết của tóc và dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Chúng dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng…. khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không được cải thiện dứt điểm, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn, có thể dẫn đến hói đầu.

Xem thêm: 5 mẹo nhỏ chữa nấc cụt cực hiệu quả

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/rung-toc-tuong-don-gian-nhung-la-dau-hieu-cua-loat-benh-nguy-hiem-d148503.html