Rùng mình hành trình mưu sinh của công nhân mỏ Trung Quốc

Trong nhiều năm đến trước 2005, phế thải than tích lũy thành những ngọn đồi ở thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, và trở thành nguồn phụ cấp cho người dân.

 Không đợi đống đất lắng xuống, những người thu gom chạy về phía ngọn đồi, bỏ qua những rủi ro từ những mảnh vỡ rơi xuống ở thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, tháng 2/2017. Đây là một trong những bức ảnh ghi lại cuộc sống xung quanh khu vực khai thác và những ngọn đồi phế thải giữa năm 1998-2009, theo CaixingGlobal.

Không đợi đống đất lắng xuống, những người thu gom chạy về phía ngọn đồi, bỏ qua những rủi ro từ những mảnh vỡ rơi xuống ở thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, tháng 2/2017. Đây là một trong những bức ảnh ghi lại cuộc sống xung quanh khu vực khai thác và những ngọn đồi phế thải giữa năm 1998-2009, theo CaixingGlobal.

Thành phố Bình Đỉnh Sơn là một cơ sở công nghiệp than lớn nằm ở vùng đồng bằng trung tâm của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Trong nhiều năm, phế thải than - sản phẩm phụ của các mỏ than - đã tích lũy thành hơn mười ngọn đồi. Dân làng và công nhân nhập cư gần đó nhặt than ra khỏi đồi phế thải để có thêm thu nhập.

Nhặt than là công việc bẩn, mệt mỏi và nguy hiểm. Nước thải từ bụi than và đất đá hòa lẫn với mồ hôi còn người thu gom thì lấm lem bụi bẩn. Khi nhặt than, họ phải cảnh giác trước các mảnh vụn đổ xuống đồi. Nó có thể làm bị thương hoặc thậm chí giết chết họ. Để lấy than, những người thu gom vội vã chạy lên đồi mà không đợi đất đá lắng xuống.

Công nhân mỏ sàng lọc đất bẩn từ quặng than đeo mặt nạ bảo vệ, tháng 11/2002. Sự đốt cháy tự phát của phế thải than không chỉ giải phóng rất nhiều nhiệt mà còn cả các loại khí như carbon monoxide, khiến người thu gom khó thở. Một số đống phế thải cũng không ổn định và có nguy cơ sụp đổ.">

Công nhân mỏ sàng lọc đất bẩn từ quặng than đeo mặt nạ bảo vệ, tháng 11/2002. Sự đốt cháy tự phát của phế thải than không chỉ giải phóng rất nhiều nhiệt mà còn cả các loại khí như carbon monoxide, khiến người thu gom khó thở. Một số đống phế thải cũng không ổn định và có nguy cơ sụp đổ.

Để kiểm tra một mẩu than, những người thu gom giữ nó trước một máy bơm nước áp lực cao để xả đất bẩn, tháng 1/2002. Năm 2005, bốn đống phế thải đã sụp đổ, khiến 8 người chết, thiêu rụi hơn 100 người bởi sóng nhiệt và phá hủy hơn 40 ngôi nhà. Nhiều người vẫn mạo hiểm lên đồi để kiếm vài chục nhân dân tệ mỗi ngày.

Không ai muốn nhặt than từ những đồi phế thải. Một số mỏ hợp đồng với dân làng địa phương để thu gom than. Một số mỏ hợp đồng việc khai thác các đồi phế thải thực tế cho các cá nhân, sau đó công việc được giao lại cho những người thu gom. Những người thu gom than làm việc cả ngày lẫn đêm, bất kể mưa gió, và được trả rất ít.

Những túi than xếp chồng lên nhau được trượt xuống đồi. Mỗi bước của quá trình đều rủi ro. Khi những ngọn đồi phế thải chất cao, cư dân gần đó phải chịu đựng hậu quả. Một số ngôi nhà đã bị phá hủy bởi các mảnh vỡ từ những ngọn đồi. Bụi đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch mùa màng và thu nhập của dân làng. Những đống rác thải khiến nhiều dân làng cảm thấy chán nản.

Trong những năm gần đây, những gì từng là sự phiền toái đã trở nên có giá trị hơn nhờ những nỗ lực ngày càng tăng của chính phủ để cải thiện môi trường. Một số người đã tận dụng giá than tăng, trộn phế thải với than thô để đem bán.

Kể từ năm 2005, nhiều mỏ than đã khai thác các ngọn đồi, sử dụng chúng để sản xuất gạch rỗng và các sản phẩm khác. Nhiều bãi rác thải không còn tồn tại và đã phai mờ trong ký ức.

Theo Tuyết Mai/Zing.vn

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.net.vn/tin-247/rung-minh-hanh-trinh-muu-sinh-cua-cong-nhan-mo-trung-quoc-64213.html