Rừng Aokigahara: Nơi tự sát bí ẩn nhất thế giới

Rừng Aokigahara, một trong những nơi bí ẩn nhất hành tinh này còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi Khu rừng Tự sát, do có một số lượng lớn người đã tự kết liễu cuộc sống ở đó.

Hàng năm, có tới hàng trăm người tự tử trong khu rừng lạnh giá này.

Có phải khu rừng thu hút những người muốn tự sát do quá khứ gắn kết với vô số vụ tự tử nghiệt ngã của khu rừng, giống như một lời tiên tri tự ứng nghiệm, hay thực sự có một cái gì đó thực sự xấu xa đã xoay chuyển tâm trí và suy nghĩ của những người tiếp cận khu rừng này?

Sự mời gọi của những bóng ma

Nếu bạn dấn thân vào Khu rừng Tự sát, điều đầu tiên bạn nhận thấy sẽ là những dải ruy băng. Và mặc dù những dải ruy băng không có vẻ gì là lạnh lùng, nhưng câu chuyện về chúng thực sự làm người ta lạnh gáy, bởi mỗi dải băng đại diện cho một người nào đó đã vào rừng với mục đích tự sát.

Nhiều người trong số họ sẽ mang theo một đoạn ruy băng màu dài bên mình và buộc nó vào một cái cây khi vào rừng, với mục đích trong trường hợp người đó thay đổi ý định thì họ có thể tìm đường quay trở lại.

Tuy nhiên, nếu bạn lần theo những dải băng này, thì thông thường, cuối cùng bạn thường sẽ phát hiện một xác chết ở cuối con đường. Vì vậy, khác với vẻ đẹp thường thấy của những dải ruy băng, những dải vải màu treo trên các cành cây trong khu rừng này thực sự là một nỗi ám ảnh và lời nhắc nhở nghiệt ngã rằng nhiều người đến đây và không bao giờ trở lại.

Một khám phá đáng kinh ngạc khác mà bạn có thể tìm thấy trong Khu rừng Tự sát là rất nhiều vật dụng cá nhân như điện thoại di động, máy tính xách tay và thậm chí cả quần áo. Đôi khi những vật dụng này được xếp thành từng đống nhỏ, giống như đã có nhiều người, vào những thời điểm khác nhau, đã dừng lại ở những điểm này để xem xét lại suy nghĩ của họ lần cuối cùng.

Bạn cũng có thể phát hiện ra những chai đồ uống rỗng bên cạnh các hộp và các gói thuốc theo toa. Hầu hết những người đến đây đều chọn cách chết bằng cách treo cổ tự tử. Tuy nhiên, một số người đã lựa chọn cách uống thuốc quá liều.

Một lần nữa, điều khiến tất cả những thứ này trở nên ớn lạnh hơn là các vật dụng này đều được kết nối với một người đã từng sống, một người nào đó đã cảm thấy tuyệt vọng đến nỗi họ đã tự kết liễu cuộc đời mình ở đây. Họ thường tìm đến cái chết ở các vị trí tìm gần nơi thấy các vật dụng đó.

Với một lịch sử dày đặc những vụ tự tử như vậy, hẳn ai cũng có thể hiểu rằng có rất nhiều câu chuyện về ma và các linh hồn cư trú trong rừng. Tuy nhiên, một số truyền thuyết cho rằng, những linh hồn này thậm chí còn khuyến khích mọi người tự kết liễu đời mình khi họ đi lang thang dưới những tán cây.

Trong văn hóa dân gian Nhật Bản có một niềm tin phổ biến rằng khi một người chết đột ngột hoặc bạo lực, điều này sẽ khiến họ trở thành một Yurei. Người ta tin rằng, những linh hồn ma quái này được sẽ chuyển cơn thịnh nộ và sự tức giận của họ đến những người khác theo cách của mình.

Ví dụ, nhiều người thường kể rằng, họ đột nhiên cảm thấy lo lắng mà không có lý do, hoặc đột ngột có những cơn rùng mình sợ hãi. Hãy thử tưởng tượng một người đang có ý định tự tử thực sự sẽ cảm thấy như thế nào khi trải qua những hiện tượng như vậy.

Nỗ lực ngăn cản

Để ngăn chặn tình trạng tự sát, có rất nhiều biển cảnh báo rải rác xung quanh khu vực. Những tấm biển này không chỉ cố gắng thuyết phục mọi người thay đổi ý định tự tử, mà chúng còn cung cấp nhiều số điện thoại của các tổ chức hỗ trợ đối với những người đang trong tình trạng tâm trí đen tối như vậy.

Liệu những dấu hiệu này có tạo ra sự khác biệt đối với những người vào rừng với suy nghĩ tự kết liễu đời mình hay không, có lẽ vẫn còn là vấn đề tranh luận. Tuy nhiên, thực tế là việc các nhà chức trách đã phải thực hiện các biện pháp này chứng tỏ họ nhìn nhận vấn đề rất nghiêm túc.

Lý do của những tấm biển, đó là vì người ta cho rằng mỗi năm có khoảng 100 xác chết được đưa ra khỏi khu rừng rùng rợn này, mặc dù chính quyền Nhật Bản không còn công bố số liệu này nữa. Đó là chưa kể còn nhiều thứ khác vẫn còn đó trong nhiều năm trước khi được khám phá.

Các nhóm tìm kiếm đặc biệt mạo hiểm vào rừng. Nếu họ tìm thấy bất kỳ xác chết nào, họ lập tức thông báo cho cảnh sát. Một thành viên của nhóm - thường là thành viên lớn tuổi - thường sẽ ở lại hiện trường để đảm bảo xác chết không bị xâm phạm. Nếu tình cờ họ phát hiện ra ai đó còn sống và có thể vẫn đang có ý định tự sát, họ sẽ hộ tống người đó trở về một “ngôi nhà an toàn” gần khu rừng.

Ở đó, họ được khuyến khích chấp nhận sự giúp đỡ mà họ cần để trở về từ nơi tăm tối và tìm lại chính mình. Không khó để tưởng tượng tại sao những người thực hiện những nhiệm vụ nghiệt ngã này lại phát chán các “du khách” đến thăm rừng và coi đó như một nguy cơ tiềm ẩn.

Trong một nỗ lực để ngăn chặn những người đến Rừng Tự sát để tự kết liễu mạng, các nhà chức trách sẽ đưa ra quyết định ngừng công bố con số tử vong chính thức. Và cũng như những người thành công trong việc giành lấy cuộc sống của chính mình, cũng có hàng trăm nỗ lực khác mà vì nhiều lý do khác nhau, đã không thành công.

Không chỉ những con số xuất hiện để thu hút sự chú ý của người dân Nhật Bản, mà ngay cả các nhà làm phim cũng đặt câu chuyện của họ vào đó. Các bộ phim tương tự thường có nội dung xoay quanh việc nhân vật chính tự tử hoặc có suy nghĩ tương tự.

Có lẽ một trong những ví dụ điển hình nhất là bộ phim Sea of Trees của Gus Van Sant năm 2015. Một lần nữa, đây có lẽ là một minh chứng tuyệt vời cho thấy mức độ nghiêm trọng của các vụ tự tử.

Chính quyền tuyệt đối không khuyến khích những người muốn dựng lều và cắm trại trong Rừng Tự sát. Và nếu bạn nhất quyết vào đó, thì bạn phải đi trên những con đường mòn chính thức. Ngoài ra, mong muốn tham quan khu rừng còn bị nhiều người Nhật coi là thiếu tôn trọng.

Có lẽ vì vậy, những người tìm kiếm sự mạo hiểm nghiệt ngã thường chui sâu vào rừng, tránh xa những con đường mòn và dõi mắt theo. Điều này thường khiến họ dễ mất phương hướng bị lạc.

Hơn nữa, tại khu rừng này, nhiệt độ thường giảm xuống mức đóng băng vào ban đêm, điều này có khả năng gây ra nhiều khó khăn khác cho những người muốn ở lại rừng qua đêm.

Tuy nhiên, lý do chính của việc này là không khuyến khích mọi người ở lại rừng trong một thời gian dài. Đặc biệt nếu họ đang ấp ủ ý nghĩ tự tử.

Những giả thiết tâm linh và khoa học

Tương tự như những truyền thuyết về những lần xuất hiện ma quái, nhiều truyền thuyết xoay quanh ý tưởng về Khu rừng Tự sát chỉ đơn giản là một nơi thuần túy của ma quỷ. Cho dù là do linh hồn hay chỉ đơn giản là một năng lượng xấu xa, một số người theo thuyết này tin rằng, những điều tồi tệ xảy ra ở đó là do một thế lực siêu nhiên.

Nếu chúng ta tin rằng, cái ác xuất hiện từ các sự kiện trong quá khứ, thì việc rất nhiều người đã bỏ mạng tại chỗ này chắc chắn sẽ góp phần vào điều đó. Tuy nhiên, ngay cả trước khi xảy ra hàng loạt vụ tự tử vào cuối thế kỷ 20, khu rừng đã có một quá khứ nghiệt ngã. Một ví dụ điển hình về điều này là thực tế vào những năm 1800 khi nhiều gia đình đưa người già vào rừng và bỏ họ lại để họ “có thể chết một cách đàng hoàng” trong rừng.

Đó chắc chắn là một cách lý giải hấp dẫn. Ngoài ra, nhiều người tìm cách lý giải bản chất tâm linh đen tối của nơi này bằng lịch sử khu rừng.

Khu rừng hình thành từ sau một vụ phun trào từ núi Phú Sĩ trong 864 SCN. Kết quả của vụ phun trào là dung nham núi lửa bao phủ khắp 12 dặm vuông nơi khu rừng hiện nay bao phủ. Khi dung nham cứng lại, cây cối, đặc biệt là cây huyết dụ mọc lên nhiều.

Trong những thế kỷ sau đó, người Nhật đã tôn thờ núi Phú Sĩ như một vị thần. Hơn nữa, một sự gắn bó tinh thần tuyệt vời đã được hình thành giữa người dân và khu vực này.

Vụ phun trào này cũng dẫn đến sự hình thành của các hệ thống hang động kỳ lạ trong rừng, trong đó có nhiều hang chưa được khám phá và thường gắn liền với những huyền thoại và truyền thuyết. Điều này tự nó làm tăng thêm nhiều lớp huyền thoại cho vùng rừng bí ẩn.

Liệu sự khởi đầu của khu rừng này có liên quan đến bản chất đen tối của nó hay không vẫn chỉ là suy đoán và cần tranh luận. Tuy nhiên những khám phá khoa học gần đây nhất cũng có thể phần nào làm sáng tỏ cách mà Rừng Aokigahara đã gây ra, hoặc ít nhất, khuếch đại những suy nghĩ đen tối.

Cũng có thể lưu ý rằng cũng có nhiều báo cáo về một số địa điểm khác trên Trái đất thường gây những cảm xúc tiêu cực dữ dội cho những người đến đó. Một số người cho rằng có thể có những yếu tố địa chất đặc biệt gây nên hiện tượng này.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng, các dị thường địa từ có thể gây ra những suy nghĩ đen tối ở con người, đặc biệt là những người có tâm trạng xấu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những dị thường địa từ này diễn ra dưới mặt đất của khu rừng.

Và do những xáo trộn này thay đổi liên tục, điều đó có thể cho chúng ta thấy tại sao tỷ lệ tự sát dường như tăng vọt trong những thập kỷ gần đây trong khu rừng rùng rợn.

Nhóm thực hiện nghiên cứu cũng xem xét các hồ sơ khác về hoạt động địa từ trong những năm qua ở các quốc gia khác. Họ sẽ thấy rằng những biến động này thường làm gia tăng các vụ tự tử. Ngược lại, số các vụ tự tử giảm khi các dị thường địa từ chấm dứt.

Có lẽ một kết luận đặc biệt thú vị của nghiên cứu là những rối loạn địa từ này dường như ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Mặc dù cần phải nghiên cứu nhiều hơn về lý thuyết này, nhưng nó chắc chắn là một lời lý giải được nhiều người quan tâm nhất.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/rung-aokigahara-noi-tu-sat-bi-an-nhat-the-gioi-g3EmtOoGR.html