Rửa tay bằng nước nóng có sạch hơn nước lạnh? 5 điều về rửa tay ai cũng cần biết để tránh gây hại sức khỏe

Nhiều người cho rằng rửa tay bằng nước nóng diệt khuẩn tốt hơn, điều này có đúng hay không? Những sai lầm khi rửa tay có thể gây hại cho sức khỏe con người, cảnh báo mọi người nên chú ý.

Dịch bệnh đã khiến mọi người hình thành thói quen rửa tay thường xuyên. Là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất trên cơ thể con người, có tới 800.000 vi khuẩn trên một đôi tay chưa rửa sạch, những vi khuẩn này bám trên tay sẽ lây lan đến nhiều nơi hơn thông qua hành vi tiếp xúc hàng ngày của chúng ta.

Rửa tay là cách hiệu quả nhất, dễ dàng nhất và tiết kiệm nhất để giảm sự lây lan của mầm bệnh. Tuy nhiên, sau nhiều năm rửa tay, bạn có thực sự biết cách rửa tay của mình? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về 5 hiểu lầm khi rửa tay.

1. Nên rửa tay trong bao lâu?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thói quen rửa tay sơ qua dưới vòi nước chảy thực sự không đạt được mục đích làm sạch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng thời gian rửa tay ít nhất phải là 20 giây, và 20 giây được đề cập ở đây không phải là tính từ lúc làm ướt tay dưới vòi nước đến giai đoạn cuối cùng lau tay bằng giấy, mà chỉ là thời gian để chà tay với xà phòng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: một quy trình rửa tay hoàn chỉnh nên kéo dài từ 40 đến 60 giây.

2. Loại nào tốt hơn, xà phòng hay nước rửa tay?

Ảnh minh họa

Nguyên lý hoạt động của xà phòng và nước rửa tay là ma sát cơ học và tác động của chất hoạt động bề mặt, kết hợp với dòng nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên tay, đồng thời có thể giữ cho tay sạch sẽ trong một khoảng thời gian nhất định.

Nói chung, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hơn nước rửa tay, nhưng nó cũng dễ làm khô da tay hơn. Ngoài ra, xà phòng đặc thường khó giữ khô, dễ sinh vi khuẩn, có thể gây lây nhiễm chéo khi dùng chung với người khác. Do đó, nếu bạn ở khu vực công cộng thì nên sử dụng nước rửa tay phù hợp hơn.

3. Rửa tay nước nóng sạch hơn nước lạnh?

Ảnh minh họa

Có thể nhiều người cho rằng rửa tay bằng nước nóng diệt khuẩn tốt hơn, thực tế thì nhiệt độ nước ảnh hưởng rất ít đến tác dụng của việc rửa tay. Giáo sư Schaffner của Đại học Rutgers đã từng làm một thí nghiệm với 21 tình nguyện viên. Khi làm thí nghiệm sẽ bôi vi khuẩn vô hại lên tay của 21 tình nguyện viên, sau đó rửa tay bằng nước lạnh, ấm và nóng với lượng xà phòng khác nhau.

Kết quả phân tích cho thấy ngay cả khi nhiệt độ nước rửa tay khác nhau, thì không có sự khác biệt đáng kể về số lượng vi khuẩn trên tay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rửa tay bằng nước nóng sẽ gây tổn thương da tay, còn nếu nước quá lạnh, khả năng rửa tay kỹ càng của mọi người sẽ giảm đi (hầu hết không ai thích rửa tay vào nước quá lạnh vào mùa đông). Vì vậy nhiệt độ nước nên ở mức phù hợp từ 30-40 độ C.

4. Tần suất rửa tay càng nhiều càng tốt?

Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể hình thành thói quen rửa tay tốt, nhưng điều này không có nghĩa là tần suất rửa tay càng nhiều thì càng tốt. Rửa tay quá thường xuyên, chất tẩy rửa như xà phòng hoặc nước rửa tay sẽ làm giảm lipid trên bề mặt bàn tay và phá hủy chất sừng trên da tay.

Vào mùa hanh khô hoặc đối với những người có làn da khô, quá trình mất lipid sẽ diễn ra nhanh hơn, tay sẽ trở nên thô ráp. Sau khi rửa tay, bạn có thể thoa kem dưỡng da tay để giữ ẩm cho bề mặt da tay.

5. Nước rửa tay khô có thể thay thế nước rửa tay không?

Ảnh minh họa

Mặc dù nước rửa tay khô có thể khử trùng nhưng không thể khử nhiễm. Khi tay bẩn hữu cơ hoặc đặc biệt bẩn, tác dụng của cồn không mạnh bằng khi rửa tay bằng nước. Vì vậy, nước rửa tay khô trong trường hợp khẩn cấp không sao, nhưng vẫn nên rửa tay khi có điều kiện. Nếu có vết bẩn trên tay và không tiện rửa tay, hãy lau sạch bằng khăn ướt trước khi sử dụng nước rửa tay.

Rửa tay xong không được quên hai điều này

Có hai bước rất quan trọng sau khi rửa tay: lau khô tay và tắt vòi nước. Nếu không thực hiện tốt hai bước này, đôi tay vẫn sẽ phải đối mặt với sự đe dọa của vi khuẩn.

- Tay ướt dễ lây lan của vi sinh vật, khăn ướt cũng vậy. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng khăn giấy khô dùng một lần để hút ẩm trên bề mặt da sau khi rửa tay.

- Ngoài ra vòi nước cũng là nơi tụ tập của vi khuẩn nên không nên chạm trực tiếp vào vòi sau khi rửa tay, có thể dùng khăn giấy dùng một lần để tắt vòi nước.

Nguồn: QQ

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/rua-tay-bang-nuoc-nong-co-sach-hon-nuoc-lanh-5-dieu-ve-rua-tay-ai-cung-can-biet-de-tranh-gay-hai-suc-khoe-222021143143916527.htm