Rửa rau dưới vòi hay trong chậu? Chuyên gia lý giải bất ngờ

Theo phân tích của GS. Nguyễn Duy Thịnh, khi rửa rau nên kết hợp cả hai cách rửa rau đó là rửa rau bằng chậu và rửa bằng vòi để có thể đảm bảo rau sạch và an toàn hơn.

Rửa rau dưới vòi nước hay trong chậu?

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội rửa rau trước khi nấu ăn là việc làm diễn ra hàng ngày ở mỗi gia đình. Số lượng rửa rau không thể diệt được vi khuẩn. Mục đích của việc rửa rau là để loại bỏ đất, cát, rác, ký sinh trùng và một phần nhỏ thuốc bảo vệ thực vật.

Rửa sau dưới vòi hay trong chậu? Chuyên gia lý giải bất ngờ

Rửa sau dưới vòi hay trong chậu? Chuyên gia lý giải bất ngờ

Theo tư vấn của PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nên rửa rau bằng cả hai cách sử dụng chậu và rửa dưới vòi nước. Cụ thể, rau khi nhặt sạch rễ lá sâu, hỏng thì được đem ngâm vào chậu nước thì sẽ giúp hòa tan các hóa chất hữu cơ có trong rau. Đồng thời, những chất bẩn bụi bặm bám từ đất, cần có thời gian ngâm để tách ra. Đến lúc này chỉ cần dùng tay khua nhẹ những chất bẩn như thuốc trừ sâu, chất hóa học được gột rửa bớt đi.

Tiếp tục rửa rau như vậy từ 2-3lần. Sau đó, đưa rau lên, cho dưới vòi nước chảy, cầm theo xuôi chiều rau tùy theo loại rau. cầm nhẹ nhàng, rửa xuôi theo chiều dòng nước rau sẽ sạch hơn.

Cũng theo khuyến cáo của PSG. TS. Nguyễn Duy Thịnh, việc ngâm muối trước khi sử dụng rau chỉ có tác dụng đánh vào tâm lý an tâm của các bà nội trợ nhưng trên thực tế việc ngâm muối trước khi nấu không có nhiều hiệu quả.

Chỉ riêng đối với rau ăn sống có thể ngâm để an toàn hơn nhưng cũng không thể khẳng định diệt khuẩn 100%. Vì nước muối không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng hay loại bỏ tồn dư chất hóa học trong rau.

Đối với việc ngâm nước rửa rau chuyên dụng, hay trước đây họ có thể sử dụng thuốc tím là chất oxi hóa rất mạnh nên diệt được vi sinh vật nhưng họ phải rửa rất nhiều lần để làm sạch và tránh được sự kết tủa của MnO2 (Oxit Manganic) và rửa nước sạch sẽ. Và điều cần thiết trước khi nấu nướng vẫn cần phải rửa lại nước sạch nhiều lần.

Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh

Rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, và xối dưới nước. Các cành rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước.

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Khi mua về hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy.

Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn.

Rau gia vị càng phải rửa sạch. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác.

Diệu Tâm - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/rua-rau-duoi-voi-hay-trong-chau-chuyen-gia-ly-giai-bat-ngo-81090-9.html