Rửa bát kiểu này chẳng khác nào đang tự đầu độc cả nhà

Đây chính là những thói quen cực hại khi rửa bát - chẳng khác nào đang tự đầu độc cả nhà, đưa gia đình ra nghĩa địa sớm, cần bỏ ngay.

Sử dụng quá nhiều nước rửa bát

Với những những loại bát đĩa bẩn hoặc dính quá nhiều dầu mỡ, các chị em thường lấy lượng nước rửa bát thật nhiều để rửa cho sạch. Đúng là bát đĩa sẽ sạch vết bẩn hơn nhưng lượng hóa chất sót lại thì vẫn còn và rất khó để loại bỏ hết. Vì thế nếu dùng nhiều nước rửa bát, bạn cần chú ý tráng bát thật kĩ lượng với nước sạch hoặc tốt hơn hết là nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa nhé. Đây được coi là sai lầm khi rửa bát khá phổ biến ở nhiều gia đình nên các chị em cần chú ý nhé.

Dùng nước rửa bát để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ

Với những chiếc bát hoặc đĩa bị sứt mẻ, bạn không nên đưa hóa chất vào để tẩy rửa bởi trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại trên đó và khiến chúng ta khó lòng mà rửa sạch triệt để. Cách tốt nhất với những bề mặt như thế này, hãy sử dụng nước nóng để tẩy rửa nhé các chị em. Vừa đảm bảo sạch dầu mỡ lại vừa không lo dính hóa chất, rất tiện lợi phải không nào?

Không thường xuyên tiệt trùng cho bát đũa

Hiện nay có rất nhiều gia đình đã sắm tủ sấy bát diệt khuẩn để sử dụng. Nhưng do tiết kiệm nên nhiều người không dùng khi bát đũa không nhiều chỉ đến khi nhà có khách mới dùng đến.

Tủ sấy bát diệt khuẩn thông thường có 2 tầng, chúng ta có thể để đồ chưa diệt khuẩn ở 1 tầng đợi sau khi đủ số lượng thì bắt đầu bật tủ sấy diệt khuẩn.

Hoặc có thể cho bát đũa vào trong nước đun sôi khoảng 2-5 phút cũng có tác dụng diệt khuẩn.

Ngâm bát đĩa trong nước rửa bát qua đêm

Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng. Sau một đêm tỉnh dậy, thức ăn đã bở ra dễ dàng được rửa sạch. Việc này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi.

Đặc biệt, bạn không bao giờ được ngâm bát, đũa, nồi,... bằng tre hoặc gỗ vì một khi đã ngấm hóa chất thì không thể nào rửa sạch hết được. Hóa chất sẽ ngấm sâu vào tận thớ gỗ và bám vào thức ăn khi chế biến.

Chính vì vậy, nếu vì bát đĩa quá bẩn hoặc bạn muốn để lại sau đó mới rửa thì hãy ngâm với nước sạch, không nên ngâm với nước rửa bát dù là nước rửa bát được pha loãng.

Không pha loãng nước rửa bát

Nhiều người trong chúng ta sử dụng nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa mà không pha loãng dẫn tới một lượng lớn hóa chất còn lại trong bát, đĩa. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng giải độc gan.

Bạn nên pha loãng nước rửa bát bằng nước. Ngoài ra nếu bát đĩa không có dầu, mỡ thì có thể được rửa trực tiếp bằng nước nóng.

Không chú ý đến vệ sinh của giẻ rửa bát

Nếu giẻ rửa bát không được thay thế trong một thời gian dài, số vi khuẩn trong nó sẽ sản sinh rất nhanh và lên tới con số rất lớn. Với một chiếc giẻ rửa bát bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại rất nhiều trong đĩa và bát khi rửa. Chúng tôi khuyên bạn nên thay giẻ rửa bát trong khoảng 1-2 tháng.

Cho trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa

Một quan niệm phổ biến là dung dịch rửa chén càng đậm đặc thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Do đó, rất nhiều chị em thường xuyên cho trực tiếp nước xà phòng lên bát đĩa. Cách làm này khiến cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt chén đĩa (dù đã rửa sạch và không còn sờ thấy nhờn rít). Lần sau, khi sử dụng chính cái bát đó để đựng đồ ăn, hóa chất sẽ ngấm vào thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình một cách dần dần và từ từ.

Theo Ngọc Lê/Khỏe & Đẹp

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/khoe-a-z/rua-bat-kieu-nay-chang-khac-nao-dang-tu-dau-doc-ca-nha-802546.html