Rơi vào tay Nga ở Syria, vũ khí Thổ thành miếng mồi ngon cho toan tính

Quân đội Nga đã tìm cách 'bắt giữ' các xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu nghiên cứu lỗ hổng của các phương tiện này.

Theo Bulgarian Military, quân đội Nga đã tìm cách "bắt giữ" các xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu nghiên cứu lỗ hổng của các phương tiện này. Theo thông tin mà các nguồn cung cấp, chiếc xe bọc thép đó là xe Vuran của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một bức ảnh chụp trên đường vành đai gần thủ đô Damascus đã xác nhận tin tức này. Các nguồn tin khẳng định không có thiệt hại nào đối với chiếc xe bọc thép. Điều này cho thấy xe đã bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các chiến binh do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria bỏ rơi.

Trong những năm gần đây, người Nga đã nắm được bí mật về bom và tên lửa của Israel, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và những loại khác. Ngoài chiến sự căng thẳng, Syria còn là một phòng thí nghiệm thực sự để nghiên cứu vũ khí của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Israel và các nước khác.

Quân đội Nga đã tìm cách "bắt giữ" các xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu nghiên cứu lỗ hổng của các phương tiện này.

Quân đội Nga đã tìm cách "bắt giữ" các xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu nghiên cứu lỗ hổng của các phương tiện này.

Cuộc nội chiến khốc liệt ở Syria

Vào tháng 2 năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ mất ít nhất 62 binh sĩ thiệt mạng tại Syria. Gần 100 binh sĩ bị thương, các lực lượng do Syria hậu thuẫn đã phá hủy hàng chục xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 10 máy bay không người lái, bao gồm cả máy bay không người lái, bị bắn hạ. Washington đã nhiều lần cáo buộc Moscow có liên quan đến cái chết của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuy nhiên Nga bác bỏ những cáo buộc này.

Vào đầu tháng 3, Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Vladimir Putin và ông Recep Tayyip Erdogan đã đồng thuận rằng lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại khu vực giảm leo thang Idlib. Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau đó nói rằng nếu quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không rời khỏi đất nước, Damascus sẽ sử dụng quyền lực.

Lý do cho các cuộc đàm phán Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là do tình hình ở Idlib trở nên trầm trọng hơn, nơi mà hồi tháng 1, một cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Syria nhằm vào các vị trí của phe đối lập vũ trang và khủng bố đã bắt đầu.

Các lực lượng chính phủ đã tái chiếm gần một nửa khu vực giảm leo thang Idlib và bỏ lại một số trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, Ankara đã tăng mạnh lực lượng quân sự của mình trong khu vực và tiến hành chiến dịch “Lá chắn mùa xuân” nhằm đẩy lùi quân đội Syria.

Vai trò của Nga ở Syria

Các nhà phân tích đều nhất trí rằng Moscow muốn thấy một Syria đoàn kết và ổn định. Tuy nhiên, trong mắt của Nga, các phe phái đối lập khác nhau là những "con tin" của các nhà tài trợ nước ngoài và do đó, không có một đại diện đàm phán đáng tin.

Sự chia rẽ về lợi ích giữa các nhóm ở Syria khiến cho điện Kremlin sẽ tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại nhằm hướng đến một giải pháp đạt được lợi ích nhiều nhất về mặt kinh tế và hạn chế tối đa sự gián đoạn.

Moscow hiện vẫn chưa sẵn sàng thay đổi cán cân quyền lực mong manh giữa những lợi ích chiến lược của mình với lợi ích của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và ở một mức độ nào đó là cả Mỹ.

Hiện nay, Syria đang đặt kỳ vọng rằng chính quyền Tổng thống Biden sẽ có một chính sách chủ động hơn ở quốc gia Trung Đông này so với những người tiền nhiệm.

Lãnh đạo phe đối lập ở Syria al-Hariri nhận định với Al Jazeera rằng ông hy vọng sẽ có chuyến thăm tới Washington vào tháng 3 này để thảo luận về giải pháp phá vỡ thế bế tắc hiện nay.

Một điểm bế tắc hiện nay trong tiến trình hòa giải ở Syria là lập trường của Mỹ về vấn đề người Kurd. Ông Biden từng chỉ trích rằng việc Mỹ rút quân khỏi đông bắc Syria sẽ "bật đèn xanh" cho các chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.

Syria đang chìm sâu vào những cuộc khủng hoảng không có lối thoát khi hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và không có triển vọng đạt được một giải pháp về mặt chính trị.

Mặc dù yên ả hơn so với những năm trước nhưng bạo lực và xung đột vẫn tiếp diễn ở khu vực Idlib nằm ở đông bắc và dọc theo biên giới phía nam với Iraq.

Khoảng 13,4 triệu dân thường đang cần cứu trợ nhân đạo năm nay ở Syria so với con số 11 triệu người vào năm ngoái.

2 triệu dân thường Syria vẫn sống trong cảnh đói nghèo. Bánh mì và nhiên liệu, những thứ từng là các mặt hàng xuất khẩu của Syria hiện trở nên khan hiếm ở quốc gia này.

Sau 10 năm nội chiến với khoảng 600.000 người thiệt mạng và 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, cho tới nay, Syria vẫn chưa đạt được một tiến trình hòa bình khả thi và triển vọng.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/roi-vao-tay-nga-o-syria-vu-khi-tho-thanh-mieng-moi-ngon-a507672.html