Rời INF, trọng địa tên lửa Mỹ chuyển về Đông Nam Á?

Sau khi rút khỏi INF, Mỹ sẽ triển khai các hệ thống tên lửa ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á, sau đó có thể triển khai ở châu Âu.

Hồi tháng 10 năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), vì Moscow không thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Sau đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã ra tối hậu thư Moscow có hai tháng để “quay trở lại thực hiện” các điều khoản của thỏa thuận. Cụ thể, Hoa Kỳ yêu cầu Nga từ bỏ tên lửa Novator 9M729 (SSC-8), là loại tên lửa mà Washington cho rằng vi phạm các quy định của INF.

Tuy nhiên, phía Mỹ không cung cấp bằng chứng cho thấy Nga vi phạm hiệp ước và đã bắt đầu thủ tục rút khỏi thỏa thuận vào ngày 02/02/2019.

Moscow gọi những cáo buộc này được gọi là vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh rằng tên lửa chưa được phát triển và thử nghiệm về tầm xa vượt quá giới hạn đã thiết lập.

Hôm 30/5/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia dự thảo luật về việc đình chỉ hiệp ước này. Hội đồng Duma Quốc gia sẽ làm quen với tài liệu trong vòng một giờ và xác định thời hạn xem xét dự luật là vào ngày 18/6.

Người phát ngôn Hạ viện Vyacheslav Volodin với các phóng viên rằng, mặc dù có thể rút khỏi INF nhưng căn cứ vào văn bản của dự thảo, tổng thống có quyền đưa ra quyết định khôi phục hiệu lực của thỏa thuận.

Còn Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) dự định ngay sau khi Duma Quốc gia thông qua, Hội đồng Liên bang sẽ xem xét về việc chấm dứt Hiệp ước INF, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban quốc tế thuộc Hội đồng Liên bang là ông Vladimir Jabarov thông báo.

Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF, Nga cũng chuẩn bị thủ tục rời INF (Ảnh minh họa)

Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF, Nga cũng chuẩn bị thủ tục rời INF (Ảnh minh họa)

"Nếu Duma Quốc gia thông qua luật về việc đình chỉ Hiệp ước INF vào ngày 18 tháng 6, ủy ban sẽ ngay lập tức thảo luận về tài liệu này tại cuộc họp vào ngày 24 tháng 6 và sau đó, dự luật sẽ được đệ trình để thảo luận tại phiên họp toàn thể của thượng viện vào ngày 26 tháng 6.

Bình luận về vấn đề này, cựu chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Đại tá về hưu Victor Esin cho biết, Mỹ sẽ có sự điều chỉnh chiến lược về lực lượng tên lửa trên thế giới.

Theo ông, sau khi rút khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), Hoa Kỳ sẽ triển khai các hệ thống tên lửa ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á và sau đó có thể triển khai ở châu Âu.

Theo ông Victor Esin, nói chung là ông đồng ý với quan điểm cho rằng, Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF với mục đích chính là tăng cường tiềm năng tên lửa không phải ở châu Âu, mà ở châu Á, gần biên giới đối thủ địa-chính trị chủ yếu là Trung Quốc và Nga.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Hoa Kỳ sẽ xây dựng tiềm năng tên lửa không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn ở Đông Bắc Á. Đồng thời, trong tình huống nhất định, Hoa Kỳ sẽ triển khai các hệ thống tên lửa mặt đất tầm trung và tầm gần ở châu Âu, vị tướng nói ở Rome bên lề phiên họp Diễn đàn Luxembourg về phòng chống thảm họa hạt nhân.

Theo ông, hệ thống chống tên lửa mặt đất Aegis Ashore được triển khai ở Romania sử dụng các bệ phóng đa năng Mk41 có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn hơn 2,4 nghìn km và một hệ thống tương tự sẽ xuất hiện ở Ba Lan vào năm 2020.

Toàn Thắng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/roi-inf-trong-dia-ten-lua-my-chuyen-ve-dong-nam-a-3381313/