Rau chân vịt rất tốt nhưng vì sao người bị sỏi thận không nên ăn?

Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, Đông y thường dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh như đái tháo đường, lở môi miệng, bệnh trĩ… và khoa học chứng minh đây là loại rau tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với người bị sỏi thận lại được khuyên không nên ăn rau này.

Hình ảnh cây rau chân vịt

Theo Wikipedia, rau chân vịt còn gọi là cải bó xôi, rau pố xôi, bố xôi, bắp xôi, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau bina hay rau nhà chùa… là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á.

Cây rau chân vịt trong dân gian là 1 vị thuốc thường dùng để chữa bệnh.

Theo đông y dân gian thì rau chân vịt được sử dụng trong việc bổ sung chức năng mắt, nhờ vào khả năng thanh nhiệt giải độc… dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh như đái tháo đường, lở môi miệng, viêm bao tinh hoàn hay bệnh trĩ…

Ngoài ra, thì rau chân vịt còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như hạn chế béo phì, bảo vệ mắt, bảo vệ tim mạch, tăng cường xương chắc khỏe…

Với nhiều lợi ích như vậy, không khó hiểu khi rau chân vịt được sử dụng nhiều trong thực đơn các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình người Việt.

Theo khoa học chứng minh đây là loại rau tốt cho sức khỏe. Vì trong rau chân vịt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K, và các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3. Đây là những chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch.

Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rau chân vịt sở hữu 10 hợp chất flavonoid khác nhau, những chất này cho khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt.

Tuy vậy trong rau chân vịt có một chất là axit Oxalic không tốt cho thận nên nếu ai bị sỏi thận thì nên tránh ăn loại rau này.

Nguồn: Infonet

Nguồn Khỏe Plus: https://khoeplus24h.vn/khoe-a-z/rau-chan-vit-rat-tot-nhung-vi-sao-nguoi-bi-soi-than-khong-nen-an-d397600.html