Rắn cạp nia làm ổ trong nhà dân: 'Tứ đại rắn độc' của Thế giới

Rắn cạp nia được ví như một trong ''tứ đại rắn độc'' của thế giới. Vết cắn của rắn cạp nia không sưng hay đau nhiều, khiến nạn nhân chủ quan, thậm chí không biết mình bị rắn cắn.

Mới đây, mạng xã hội không khỏi xôn xao trước những hình ảnh rắn độc cực đáng sợ xuất hiện và làm tổ trong nhà ngay giữa lòng thành phố.

Mới đây, mạng xã hội không khỏi xôn xao trước những hình ảnh rắn độc cực đáng sợ xuất hiện và làm tổ trong nhà ngay giữa lòng thành phố.

Cụ thể, một người đàn ông phát hiện những xác khô trong nhà được cho là của một loài rắn trong quá trình lột da, đáng nói hơn đây không phải lần đầu tiên anh bắt gặp. Người này đăng tải lên mạng xã hội tỏ vẻ lo lắng, kèm theo đó hỏi ý kiến dân mạng về ''danh tính'' của loài rắn này.

Người thì cho rằng đây là vỏ xác của hổ mang chúa, người lại nhìn phần đuôi nhỏ và đoán là của một con rắn đuôi chuông hoặc rắn ráo. Đồng thời không ít người cảnh báo có thể một ổ rắn độc đã xuất hiện trong nhà người đàn ông này.

Sau đó vài giờ, chủ nhà phát hiện giữa khe cửa xuất hiện một con rắn ngoe nguẩy vô cùng đang sợ, ngay lập tức truy hô nhờ người vây bắt. Cuối cùng, chủ nhân của vỏ xác khô này cũng được xác định, là một con rắn cạp nia cực độc.

Con rắn cạp nia với sọc đen trắng đặc trưng ẩn nấp trong nhà giữa phố Hà Nội. Chủ nhà nghi ngờ có thể đã có một ổ rắn sống trong nhà anh từ lâu.

Rắn cạp nia (Bungarus caeruleus) là loài rắn độc thường gặp ở tiểu lục địa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, khá phổ biến tại Việt Nam.

Loài rắn này thuộc họ rắn hổ, da vảy trơn bóng, có thể dài tới 1,75 mét, có con dài tới 2-2,5m.

Rắn cạp nia có màu đen hoặc xanh đen với những sọc trắng không đều trên thân, khác với rắn cạp nong lớn hơn và có sọc vàng đen.

Cạp nia thường ẩn nấp trong các đồng cỏ và cánh rừng có nhiều bụi rậm. Chúng kiếm ăn về đêm với con mồi là chuột, thằn lằn, ếch nhái, ban ngày thường rất hiền lành, nhưng ban đêm lại đặc biệt dữ tợn.

Rắn cạp nia được ví như một trong ''tứ đại rắn độc'' của thế giới cùng với rắn hổ mang, rắn hổ bướm và rắn lục hoa cân. Một cú cắn của rắn cạp nia đặc biêt nguy hiểm, nhanh chóng gây ra trụy hô hấp cho nạn nhân.

Theo nghiên cứu, rắn cạp nia (loại ở miền Bắc) có lượng nọc độc trung bình khoảng 4,6 mg - 18.4mg/nhát cắn. Nọc độc có độc tính cao với giá trị LD50 đạt 0.09mg/kg – 0.108mg/kg mỗi nhát.

Các chuyên gia về phòng chống độc cho biết, nọc của rắn cạp nia chứa neurotoxins presynaptic có thể gây tê liệt cơ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơ-ron thần kinh, có thể gây liệt cơ.

Vết cắn của rắn cạp nia gây ra tỷ lệ thiệt mạng lên tới 75%, vì hầu hết các vết cắn đều không sưng hay đau nhiều, khiến nạn nhân chủ quan, thậm chí không biết mình bị rắn cắn.

Trước đây tại Việt Nam đã từng xuất hiện nhiều trường hợp rắn cạp nia cực độc lẻn vào nhà cắn chết người.

Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn sắp được xuất viện | VTC Now

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ran-cap-nia-lam-o-trong-nha-dan-tu-dai-ran-doc-cua-the-gioi-1433012.html