Radar của S-400 Nga tại Crimea bị tấn công: Nguy hại thực sự - Tiêm kích cất cánh chặn đầu

Mới đây, truyền thông Nga, theo nguồn tin riêng, cho biết có 1 tàu quân sự đã tấn công các trạm radar của S-400 tại Crimea thông qua việc gây nhiễu trên các tần sóng nhất định.

Radar của tên lửa S-400 Nga ở Crimea bị tấn công

Những thông tin về việc các tiêm kích ngăn chặn những máy bay nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Đọc các tin tức tương tự thế nào cho đúng, "chặn đầu" là gì và điều đó tốn bao nhiêu tiền sẽ được phóng viên quân sự của trang Gazeta.ru (Nga) chia sẻ.

Thông tin về việc chiếc tàu quân sự của Pháp đã gây nhiễu sóng cho các tổ hợp S-400 của Nga ở Crimea trên một loạt những phương tiện truyền thông được mô tả khác đáng sợ - "chiếc tàu Dupuy de Lome đã tấn công những khu vực bố trí của S-400 Nga trên lãnh thổ Crimea, khi gây nhiễu ở các tần sóng nhất định".

Suy cho cùng, chưa ai đạt được thành công trong việc "tấn công" kẻ địch giả định với sự trợ giúp của các phương tiện tác chiến điện tử. Có thể triển khai nhiễu sóng lên các thiết bị vô tuyến điện của kẻ địch, chứ không thể "tấn công".

Khoa học quân sự ngày nay sử dụng những khái niệm như "gây hư hại bằng vô tuyến điện" hoặc "tác động vô tuyến điện", chứ chưa ai nghĩ tới việc "tấn công" bằng vô tuyến điện.

Ngoài ra, một loạt nguồn tin chỉ ra rằng "những hành động như vậy từ phía Pháp chỉ có thể khi chặn được tần sóng vô tuyến được hệ thống định vị radar của tên lửa S-400 phát đi mà thôi, sau nhiều lần áp sát những nơi S-400 được triển khai".

Trong đa số các trường hợp, việc xác định những tần sóng không dựa trên cơ sở tìm kiếm, mà được các phương tiện vô tuyến điện của Nga sử dụng, đã được thực hiện bởi các vệ tinh RTR những đối thủ tiềm tàng của Nga.

Còn các tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng và radar chiếu xạ của các hệ thống tên lửa phòng không (như của S-400) "lên sóng" tối thiểu vài lần trong ngày - và điều này được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra khí tài, cũng như huấn luyện chiến đấu.

Lấy ví dụ, có các chuẩn mực theo dõi những mục tiêu thực tế đối với những người điều khiển hệ thống radar định vị, và mỗi tháng cần phải thực hiện chúng.

Đương nhiên, trong quá trình kiểm tra khí tài và huấn luyện chiến đấu liên quan tới việc lên sóng, cần tuân thủ những chế độ ngụy trang sóng vô tuyến và lưu ý tới các lịch trình bay của những vệ tinh RTR do thám vào thời điểm đó.

Nhưng nói về việc "chặn" tần sóng như sự thành công nào đó của kẻ địch tiềm tàng và sự kiện bi thảm nào đó trong đời sống của quân đội Nga, có lẽ là điều không nên.

Thêm vào đó, một loạt các chuyên gia quân sự Nga tin rằng "NATO với sự trợ giúp của những máy bay do thám muốn xác định các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đang ở vị trí nào trên lãnh thổ Crimea". Nhưng trên thực tế đó là "bí mật mà ai cũng biết".

Trung đoàn tên lửa phòng không số 12 (điểm đóng quân thường xuyên - Sevastopol) và Trung đoàn tên lửa phòng không vệ binh số 18 (điểm đóng quân thường xuyên - Feodosia), mà được vũ trang bằng những hệ thống S-400 "Triumf", nằm trong thành phần Sư đoàn phòng không số 31 (thành phố Sevastopol).

Tên lửa S-400 do Nga chế tạo.

Tên lửa S-400 do Nga chế tạo.

Gần như không còn đất trống tại Crimea, và những khẩu đội tên lửa phòng không của 2 trung đoàn trong phần lớn các trường hợp được bố trí tại những cơ sở của Sư đoàn phòng không số 1 từng tồn tại từ thời kỳ Liên Xô.

Và cuối cùng, điều quan trọng - không thực sự rõ ràng từ đâu "một loạt các phương tiện truyền thông Nga" lại biết về việc những hệ thống tên lửa phòng không S-400 bị gây nhiễu sóng tại Crimea. Bộ Quốc phòng Nga không bình luận về câu chuyện này, còn người Pháp không hề gửi bất cứ xác nhận nào về những hành động của mình.

Phòng không - Không quân Nga sẵn sàng bắn hạ máy bay "lạ"

Câu chuyện liên quan tới chuyến bay mới đây trên không phận Ukraine của 3 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 Không quân Mỹ. Một vài nguồn tin viết: "Binh lính Nga đã điều hướng các phương tiện phòng không về phía chiếc B-52 của Mỹ và sẵn sàng bắn hạ nó".

Hoàn toàn không hiểu câu "điều hướng các phương tiện phòng không" trong trường hợp này được hiểu là gì, cũng như từ đâu xuất hiện thông tin về "sự sẵn sàng bắn hạ nó".

Những thông tin như thế cần phải được đọc một cách chính xác như sau:

"Các lính trực ban phòng không tại Crimea đã chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 1, các tiêm kích của Nga đã cất cánh thực hiện chuyến bay song song với những máy bay ném bom B-52 ở bên trong không phận của Nga. Không ghi nhận sự vi phạm biên giới quốc gia từ phía những máy bay của Mỹ".

Khi câu chuyện liên quan tới các chuyến bay của B-52, thì ngay lập tức trên một vài phương tiện truyền thông thêm vào câu "những máy bay ném bom đã tập dượt các bài oanh tạc những cơ sở của Nga" (thậm chí cả Sochi) hoặc "B-52 tập dượt các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Crimea".

Tuy nhiên, nếu như thậm chí B-52 đã tập dượt bài huấn luyện chiến đấu, như tiếp cận điểm phóng tên lửa hành trình hàng không, thì điểm này đáng lẽ phải nằm ở vị trí tối thiểu cách Crimea 1.600-2.500km.

Ngoài ra, khó xác định được người Mỹ đã tập dượt những bài tập nào - "các cuộc không kích" như trên một vài phương tiện truyền thông mô tả hay "những cuộc tập trận tại không phận của Ukraine" như chính người Mỹ chia sẻ về điều này.

Không ai sở hữu bất cứ thông tin đáng tin cậy nào về điều gì đã diễn ra trong buồng lái các máy bay ném bom của Mỹ, ngoài những chỉ huy của họ. Có thể, họ đã tập dượt, mà cũng có thể là không. Thông tin này hoàn toàn không có sự tin cậy.

Tiêm kích Su-27 Nga đánh chặn máy bay ném bom B-52 Mỹ.

Cái giá của sự chặn đầu

Không có một ngày nào trôi qua mà không có thông tin về việc những tiêm kích của Nga chặn đầu máy bay của nước ngoài. Trên thực tế, không có bất cứ cuộc chặn đầu nào trong năm nay, trong năm trước và thậm chí cả năm trước nữa.

Chặn đầu - đó hoặc là tiêu diệt kẻ vi phạm không phận quốc gia, hoặc là ép buộc kẻ vị phạm phải hạ cánh. Tất cả những thứ khác - không phải là chặn đầu.

Thứ hai, không ghi nhận bất cứ hành động vi phạm không phận nào của Nga trong thời gian gần đây. Còn nếu như không có vi phạm, thì đương nhiên cả nhiệm vụ tiêu diệt máy bay vi phạm chưa bao giờ được đặt ra cho các lực lượng và phương tiện phòng không.

Những gì diễn ra hiện nay trên không phận Biển Baltic và Hắc Hải, có thể miêu tả như sau:

"Khi chiếc máy bay do thám của Không quân NATO đi vào khu vực 100km cách biên giới của Nga, chiếc tiêm kích đã cất cánh, mà được các trạm dẫn đường của sư đoàn phòng không đưa tới vị trí của mục tiêu, phát hiện mục tiêu, thiết lập kết nối hình ảnh với mục tiêu và bay song song với chiếc máy bay do thám.

Sau khi chiếc máy bay của NATO bắt đầu đi ra xa khỏi không phận quốc gia của Nga, chiếc tiêm kích đã quay trở lại sân bay đã cất cánh".

Bản thân việc để chiếc tiêm kích cất cánh - đó là một công việc không hề rẻ chút nào. Lấy ví dụ, phụ thuộc vào loại máy bay và thời gian bay, chi phí này có thể dao động từ 3 đến 5 triệu rúp. Số lượng nhân sự phục vụ chiếc máy bay ở trên mặt đất và dẫn hướng chiếc tiêm kích tới mục tiêu luôn vượt con số 200 người.

Trong trường hợp này một câu hỏi được đặt ra - như vậy, có thể, không cần phải làm điều đó? Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi như thế là điều không thể chấp nhận được.

Quyết định ở đây chỉ có một - cho các máy bay cất cánh và khi tiếp cận với những máy bay của NATO thậm chí còn thể hiện một vài hành động "táo bạo" (được NATO gọi là "thao tác nguy hiểm").

Trái lại, các máy bay do thám của khối NATO sẽ bắt đầu bay không phải ở không phận quốc tế, mà là ngay trên bầu trời của Nga.

Bảo Lam

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/radar-cua-s-400-nga-tai-crimea-bi-tan-cong-nguy-hai-thuc-su-tiem-kich-cat-canh-chan-dau-820201810221416355.htm