Rà soát, kiểm tra tất cả các trạm biến áp sau vụ nổ bốt điện Hà Đông

UBND Thành phố yêu cầu kiểm tra toàn bộ các trạm biến áp, không để người dân lấn chiếm sử dụng trạm biến áp nhằm mục đích kinh doanh.

Sau vụ nổ bốt điện làm 1 người chết, 4 người bị bỏng nặng xảy ra tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường Nguyễn Trãi – Hà Đông – Hà Nội), UBND TP Hà Nội đã gửi văn bản yêu cầu ngành Điện lực kiểm ra hành lang bảo vệ an toàn các trạm biến áp trên địa bàn thành phố.

Nội dung văn bản nêu rõ, UBND TP Hà Nội yêu cầu Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội chỉ đạo các Công ty Điện lực tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thực hiện nghiêm quy trình thi công các công trình điện, đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi vận hành công trình.

UBND TP Hà Nội giao các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Vụ nổ bốt điện ở Hà Đông đang khiến người dân lo lắng.

Sở Công Thương Hà Nội có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các đơn vị triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản án về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Thành phố cũng yêu cầu các công ty điện lực rà soát hành lang bảo vệ an toàn các trạm biến áp trên toàn địa bàn, lập danh sách những điểm vi phạm theo quy định, không để người dân lấn chiếm, sử dụng trạm biến áp làm lều quán kinh doanh và mục đích khác. UBND TP các quận huyện, thị xã phối hợp với Công an TP xử lý những trường hợp lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Như trước đó đã đưa tin, vào khoảng 14h50 ngày17/11 tại trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 (phố Hoàng Văn Thụ, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) xảy ra vụ nổ áp làm 5 người thương vong.

Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Quy định chung về an toàn đối với thiết bị điện và công trình điện lực

1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) An toàn về điện;

b) An toàn về xây dựng;

c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác);

d) An toàn về phòng, chống cháy nổ;

đ) Các quy định về bảo vệ môi trường.

2. Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Hải Đăng

Clip đang được xem nhiều:

Nguồn: Tinnhanhonline.vn

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/ra-soat-kiem-tra-tat-ca-cac-tram-bien-ap-sau-vu-no-bot-dien-ha-dong-a171390.html