Quyết mua S-400 của Nga, Ấn Độ có cách riêng né đòn trừng phạt của Mỹ

Nhiều khả năng Ấn Độ sẽ sử dụng đồng euro để chi trả cho hợp đồng với Nga, nhằm tránh lệnh trừng phạt của Washington, tờ Economic Times của Ấn Độ trích dẫn nguồn tin giấu tên cho hay.

Theo Sputnik, đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh rằng New Dilhi không có kế hoạch xóa bỏ thỏa thuận mua S-400 của nước này với Nga mặc mối đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Nhiều khả năng Ấn Độ sẽ sử dụng đồng euro để chi trả cho hợp đồng với Nga, nhằm tránh lệnh trừng phạt của Washington, tờ Economic Times của Ấn Độ trích dẫn nguồn tin giấu tên cho hay.

Theo khẳng định của nguồn tin trên, dù một số khoản tiền đã được chi trả bằng đồng rúp Nga, Moscow và New Delhi đã ký kết thỏa thuận trong đó có nêu rõ, ngân hàng Nga VTB sẽ nhận tiền euro.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh New Dilhi không có kế hoạch xóa bỏ thỏa thuận mua S-400 của nước này với Nga mặc mối đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh New Dilhi không có kế hoạch xóa bỏ thỏa thuận mua S-400 của nước này với Nga mặc mối đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Một số hợp đồng liên quan tới việc Nga cung cấp thiết bị quân sự cho Ấn Độ trị giá tới 4 tỷ USD đã được ký, trong đó có cả việc mua hệ thống tên lửa S-400 và 4 tàu chiến cũng như thuê tàu ngầm Chakra.

Ngoài ra, hai bên cũng ký kết thêm hai hiệp định về bàn giao loạt súng AK-203 và máy bay trực thăng Ka-226 cho quân đội Ấn Độ.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Mỹ từng lên tiếng cảnh báo New Delhi về quyết định mua hệ thống S-400 của Nga, đồng thời đề xuất chính quyền Thủ tướng Narendra Modi lựa chọn một phương án khác thay thế.

"Liên quan tới S-400, chúng tôi kêu gọi tất cả các đồng minh và đối tác, bao gồm cả Ấn Độ, dừng các giao dịch với Nga có khả năng dẫn tới các lệnh trừng phạt theo CAATSA [Điều luật đối phó với các kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt]. Đây là lúc mà chúng tôi khuyến khích Ấn Độ tìm kiếm các lựa chọn thay thế", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

CAATSA được thông qua vào năm 2017, cho phép Washington áp dụng trừng phạt bất kỳ quốc gia nào mua vũ khí phòng thủ do Nga sản xuất.

Những cảnh báo trên diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Ấn Độ đưa ra tuyên bố rằng quốc gia châu Á này sẽ không từ bỏ hợp đồng mua S-400 với Moscow mặc lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ngoại trưởng Ấn Độ cho rằng hợp đồng mua tên lửa S-400 nhằm phục vụ lợi ích của nước này nên sẽ không từ bỏ thỏa thuận với Nga.

"Chúng tôi có quan hệ với nhiều nước, trong đó có những quốc gia có lập trường khác nhau. Chúng tôi sẽ làm mọi điều để phục vụ lợi ích quốc gia của mình", Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm qua phát biểu trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo tại thủ đô New Delhi, đề cập tới hợp đồng mua tên lửa S-400 của Nga.

Ấn Độ năm 2018 ký hợp đồng mua tên lửa phòng không tầm xa S-400 trị giá 5,4 tỷ USD của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhất trí bán 4 tàu chiến Đề án 11356 cho Ấn Độ với mức giá 2,2 tỷ USD.

Mỹ nhiều lần khẳng định việc Ấn Độ mua tên lửa S-400 có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Washington cho New Delhi trong tương lai và đe dọa sẽ trừng phạt nước này theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu hợp đồng được thực hiện.

Giới chức Ấn Độ khẳng định việc mua S-400 là đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đồng thời đảm bảo các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho những vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington.

Mỹ từng đề xuất bán hệ thống phòng không tầm trung NASAMS II để bảo vệ thủ đô New Delhi khỏi tên lửa đạn đạo, cũng như chào bán Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và tên lửa Patriot PAC-3 cho Ấn Độ, dù các vũ khí này có giá cao hơn nhiều so với S-400. Siêu tiêm kích F-35A cũng có thể được chào bán để thuyết phục New Delhi hủy hợp đồng mua S-400.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/quyet-mua-s-400-cua-nga-an-do-co-cach-rieng-ne-don-trung-phat-cua-my-a439806.html