Quyết định mở cửa biên giới cho dòng người tị nạn: 'Ẩn tình' Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới châu Âu?

Theo hãng CNN, hàng nghìn người tị nạn đã tụ tập ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới cho phép người ti nạn quá giang sang châu Âu.

Động thái này đã đi ngược với thỏa thuận năm 2016 cùng với Liên minh châu Âu nhằm kiềm chế dòng người nhập cư từ Trung Đông tới châu Âu.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Theo CNN, điều này diễn ra sau một cuộc không kích của lực lượng Syria do Nga hậu thuẫn tại thành phố Idlib khiến 33 quân lính Thổ Nhĩ Kỳ tử vong. Việc thay đổi này của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm tới sự hỗ trợ của châu Âu cho hoạt động quân sự của nước này ở Syria.

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới hiện tại?

Theo CNN, hình ảnh này gợi nhớ tới dòng người tị nạn trong năm 2015 với số lượng lên tới hàng nghìn người tị nạn cắm trại ngoài trời đeo đẳng hi vọng có thể sang tới châu Âu.

Tín hiệu này đã bắt đầu vào hôm thứ Năm tuần trước khi Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ không ngăn cản dòng người tị nạn vào nước này qua đường biển hay đất liền.

Trở lại năm 2016, khi dòng tị nạn liên tục từ Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu thì hai bên đã ký một thỏa thuận viện trợ tài chính nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn sang đây. Tuy nhiên, châu Âu không bao giờ chi tiền. Và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có tới 3.5 triệu tị nạn chủ yếu đến từ Syria từng đưa ra đe dọa sẽ mở cửa biên giới nếu phải một mình gánh chịu dòng người tị nạn ở biên giới.

Theo hãng CNN, các thông tin về Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở cửa biên giới phía bắc châu Âu đã diễn ra ngay sau khi 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử vong tại tỉnh Idlib từ nhiều cuộc tấn công vào đoàn xe của họ.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có số lượng người tị nạn khổng lồ được xem như đòn bẩy nhằm hút nguồn hỗ trợ từ châu Âu cho các hoạt quân sự tại Syria.

Kể từ tháng 12, khoảng 1 triệu người đã phải di dời và đến gần hơn với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo biên giới phía Nam, Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã nói rằng điều này đang vượt quá khả năng khi nhắc tới dòng người tị nạn. Vì vậy, một phần cũng để giải phóng không gian, nước này quyết định mở cửa biên giới phía nam Syria.

Chính phủ Hy Lạp đã phản ứng thế nào?

Hy Lạp vẫn giữ lập trường kiên định, không mở cửa biên giới và tăng cường giám sát dọc biên giới. Các thanh niên di cư thường đụng độ với lính biên phòng Hy Lạp. Phía lính biên phòng Hy Lạp thường bắn hơi cay vào những người này khi họ cố tình xông vào biên giới. Trong khi đó, số khác thỉnh quanh quẩn bên những đứa trẻ để cố giữ ấm trong thời tiết lạnh lẽo.

Một số người tị nạn cố gắng đi vào Hy Lạp khiến các cuộc đụng độ ngày càng nhiều hơn. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố khoảng hàng chục nghìn người đã vào Hy Lạp khiến nhiều người hơn muốn đi về biên giới. Trái lại, Hy Lạp cho biết rát ít người có thể vào nước của họ,

Có những người tị nạn khác đã ở Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm, cố tìm việc, tìm nơi ở và trường học cho những đứa trẻ trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đi xuống và chi phí sinh hoạt cũng đắt đỏ hơn. Cuộc sống của họ vất vả nơi đất khách.

Điều đó thật thất vọng và buồn. Hàng nghìn người chờ đợi ở biên giới trong nhiều ngày. Họ không có nơi trú ẩn. Nhiệt độ giảm xuống sâu vào ban đêm và trời mưa liên tục. Nhiều người phải chặt gỗ từ khu rừng để đốt giữ ấm. Nhiều đưa trẻ bị ốm và người già cũng vậy.

Phản ứng từ Nga?

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, điều gì xảy ra ở Idlib và tiềm năng của dòng người Syria tị nạn ở đây có thể tạo nên khủng hoảng. Thổ Nhĩ Kỳ muốn ngăn chặn thảm họa nhân đạo tại Syria và tránh dòng tị nạn khác từ nước này.

Vào tháng Hai, Thổ Nhĩ Kỳ đã có 50 binh lính tử vong tại Idlib. Hiện tại, Ankara đãng đối mặt với lực lượng chính quyền Syria tại nước này, trong đó Nga liên tục hỗ trợ tại đây. Mỹ, châu Âu và NATO đã đưa ra tuyên bố hợp sức đối phó cùng Ankara nhưng ít có động thái giúp đỡ.

Việc mở cửa biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ đang tính toán và hi vọng cho sự hỗ trợ mới trong bối cảnh dòng tị nạn ngày càng nhiều.

Những gì đang xảy ra ở biên giới phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu đều liên quan đến những gì đang diễn ra ở biên giới phía nam Syria. Một nỗ lực kiểm soát khủng hoảng nhân đạo tại Syria có thể dẫn đến một tình trạng khẩn cấp khác dự đoán sẽ xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trong bối cảnh dòng tị nạn đã sẵn sàng ở đây. Tuy nhiên, theo CNN, điều này không chắc chắn liệu châu Âu có bị áp lực từ diễn biến này hay không cho dù mọi thứ đang bị đẩy lên cao trào.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/quyet-dinh-mo-cua-bien-gioi-cho-dong-nguoi-ti-nan-an-tinh-tho-nhi-ky-huong-toi-chau-au-20200302101324562.htm