Quyền lợi của quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng sau cuộc bầu cử Iraq?

Cuộc bầu cử của Iraq có thể sẽ tác động tới lợi ích của một số quốc gia như Mỹ, Saudi Arabia và Iran, tùy thuộc vào ai là người chiến thắng.

Iraq tổ chức tổng tuyển cử sau khi quét sạch khủng bố IS

Người dân Iraq đã đi bầu cử trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi đánh bại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Có thể nói tương lai của Iraq đều phụ thuộc vào cuộc bầu cử này.

Người đang dẫn đầu tỷ lệ phiếu bầu là Thủ tướng đương nhiệm Haider Al Abadi, người được coi là có quan điểm ủng hộ phương Tây nhất và được Mỹ hy vọng sẽ tái đắc cử. Ông Abadi đang được ủng hộ mạnh mẽ vì tranh cử trên một nền tảng chống bè phái và duy trì quan hệ với các nước láng giềng như Saudi Arabia...

Đối thủ chính của ông Abadi là cựu Thủ tướng Iraq Nuri Al Maliki, người thường bị chỉ trích vì các quy tắc giáo phái đã tước đi quyền lợi của nhiều người Sunni, dẫn đến việc trao quyền cho ISIS. Được Iran ủng hộ mạnh mẽ, ông Maliki vẫn là một trong những chính trị gia quyền lực nhất trong cả nước.

Một ứng cử viên khác là ông Hadi Al Amiri, lãnh đạo Tổ chức Badr, một phần của Lực lượng Huy động Nhân dân do Iran tài trợ, đóng vai trò then chốt trong việc đánh bại ISIS nhưng bị cộng đồng người Sunni và người Kurd của Iraq lên án vì các tội ác giáo phái.

"Cả ông Maliki và ông Amiri đều được coi là những "quân bài" mà qua đó Iran có thể thực hiện quyền lực chính trị của mình", ông James Jeffrey, cựu đại sứ Mỹ tại Iraq từ năm 2010 đến năm 2012, cho biết.

Theo ông James Jeffrey, Iran đang làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn ông Abadi tái đắc cử Thủ tướng Iraq. Thông qua ông Maliki hay Amiri, Iran sẽ cố gắng giảm sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ ở Iraq thông qua Quốc hội nước này. Bởi thành phần của quốc hội Iraq sau cuộc bầu cử sẽ xác định cách Iran thao túng.

Trong khi đó, Saudi Arabia đã liên tục mở rộng quan hệ với chính phủ Iraq, vì nước không có quan hệ ngoại giao trong 24 năm sau khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait vào năm 1990. Cuối năm 2017 chứng kiến chuyến bay đầu tiên giữa Riyadh và Baghdad trong 27 năm và bây giờ vương quốc này đã mở một lãnh sự tại thành phố Basra của Iraq, trong khi một số doanh nghiệp Saudi Arabia đã thành lập văn phòng tại Baghdad.

Các quan chức Iraq ước tính sẽ cần 100 tỷ USD để xây dựng lại đất nước sau cuộc chiến chống ISIS kéo dài 3 năm đã quét một phần ba đất nước vào năm 2014. Các đồng minh đã cam kết 30 tỷ USD để tái thiết trong một hội nghị nhà tài trợ vào tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu, nhưng 1/3 trong số đó đến từ các nước vùng Vịnh Sunni. Số tiền này dự kiến sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực cấp thiết như nhà ở, năng lượng và giao thông vận tải.

"Ông Abadi phần lớn được chấp nhận trên toàn cộng đồng quốc tế và chiến thắng của ông sẽ ít có khả năng gây rủi ro cho hoạt động đầu tư tại Iraq", ông Nicholas Fitzroy, nhà phân tích về Iraq tại Economist Intelligence Unit cho biết và nhấn mạnh, nếu Amiri hay Maliki đứng đầu chính phủ, các nước vùng Vịnh nói chung và Saudi Arabia nói riêng sẽ miễn cưỡng hơn nhiều trong việc cam kết tài trợ cho Iraq.

Trong khi đó, khi căng thẳng giữa người Saudi Arabia và Iran nóng lên, ông Abadi đã nói rằng ông không muốn họ biến Iraq thành chiến trường của họ, như đã xảy ra ở Syria và Yemen.

“Mặc dù Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác nhiều khả năng sẽ gia tăng ảnh hưởng của họ ở Iraq bằng cách cung cấp kinh phí tái thiết, nhưng về lâu dài, Iran vẫn sẽ duy trì một ảnh hưởng đáng kể đối với Iraq", ông Fitzroy cho biết.

Cẩm Anh

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/quyen-loi-cua-quoc-gia-nao-se-bi-anh-huong-sau-cuoc-bau-cu-iraq-129153.html