Quốc hội qua các nhiệm kỳ

Ngày 6-1-1946, bằng phương thức bầu cử dân chủ, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, nhân dân ta đã bầu ra Quốc hội đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam độc lập.Trải qua 14 nhiệm kỳ, Quốc hội nước ta đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Ngày 6-1-1946, bằng phương thức bầu cử dân chủ, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, nhân dân ta đã bầu ra Quốc hội đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam độc lập.Trải qua 14 nhiệm kỳ, Quốc hội nước ta đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Ngày 16-8-1945, hơn 60 đại biểu dự QUỐC DÂN ĐẠI HỘI do Mặt trận Việt Minh triệu tập ở đình Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa.

Đình Tân Trào, nơi diễn ra Quốc dân đại hội - tiền thân của Quốc hội Việt Nam.

Khóa I (1946 - 1960)

Bầu ngày 6-1-1946. Tổng số đại biểu: 403. Số đại biểu được bầu: 333; đại biểu không qua bầu cử: 70.

Chính phủ Liên hiệp kháng chiến làm lễ ra mắt và tuyên thệ trước Quốc hội tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 2-3-1946.

Khóa II (1960 - 1964)

Bầu ngày 8-5-1960. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 362; đại biểu khóa I miền nam lưu nhiệm: 91.

Đại biểu Quốc hội khóa II bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ nhất, tháng 7-1960.

Khóa III (1964 - 1971)

Bầu ngày 26-4-1964. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 366; đại biểu lưu nhiệm: 87.

Những cử tri trẻ tuổi lần đầu được bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội tại Hải Phòng, tháng 4-1964.

Khóa IV (1971 - 1975)

Bầu ngày 11-4-1971. Tổng số đại biểu được bầu: 420.

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Chủ tịch UBTVQH Trường Chinh với các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IV, tháng 6-1971.

Khóa V (1975 -1976)

Bầu ngày 6-4-1975. Tổng số đại biểu được bầu: 424

Đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc làm nhiệm vụ cử tri trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa V, tháng 4-1975.

Khóa VI (1976 - 1981)

Bầu ngày 25-4-1976. Tổng số đại biểu được bầu: 492.

Quốc hội biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất, ngày 2-6-1976.

Khóa VII (1981 - 1987)

Bầu ngày 26-4-1981. Tổng số đại biểu được bầu: 496.

Cán bộ, chiến sĩ quân đội trên đảo Trường Sa tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII, tháng 4-1981.

Khóa VIII (1987 - 1992)

Bầu ngày 19-4-1987. Tổng số đại biểu được bầu: 496.

Khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII, ngày 17-6-1987.

Khóa IX (1992 -1997)

Bầu ngày 19-7-1992. Tổng số đại biểu được bầu: 395.

Đoàn thiếu nhi Thủ đô đến chào mừng các đại biểu Quốc hội khóa IX trong phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, ngày 20-9-1992.

Khóa X (1997 - 2002)

Bầu ngày 20-7-1997. Tổng số đại biểu được bầu: 450.

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X.

Khóa XI (2002 -2007)

Bầu ngày 19-5-2002. Tổng số đại biểu được bầu: 498.

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI.

Khóa XII (2007 - 2011)

Bầu ngày 20-5-2007. Tổng số đại biểu được bầu: 493.

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII.

Khóa XIII (2011 - 2016)

Bầu ngày 22-5-2011. Tổng số đại biểu được bầu: 500.

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, ngày 20-5-2013.

Khóa XIV (2016 -2021)

Bầu ngày 22-5-2016. Tổng số đại biểu được bầu: 496.

Toàn cảnh kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/quoc-hoi-qua-cac-nhiem-ky-647307/