Quốc hội Mỹ quyết ngăn chặn Trump đấu Iran: Sợ cái gì?

Lưỡng viện Mỹ đều có mong muốn hạn chế quyền hạn của ông Trump về vấn đề Iran vì lo sợ những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều muốn chặn tay ông Trump

Theo báo giới Mỹ ngày 12/02, tiếp theo những động thái ngăn chặn của Hạ viện (do đảng Dân chủ kiểm soát), Thượng viện Mỹ hiện do đảng Cộng hòa của ông Trump chiếm đa số, cũng dự định hạn chế quyền hạn của ông Trump về vấn đề đưa ra các biện pháp đối phó với Iran, nhất là trong lĩnh vực hoạt động quân sự.

Tờ Politico cho biết, Thượng viện Mỹ vào hôm 12/02 dự kiến thông qua nghị quyết hạn chế quyền hạn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong việc tiến hành những hành động quân sự chống Iran.

Người khởi xướng việc đưa văn bản này ra xem xét là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Tim Kane. Văn bản của nghị quyết buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump "trong vòng 30 ngày phải chấm dứt tất cả những hành động thù địch nhằm chống lại Iran".

Tuy nhiên, để làm được điều đó ở Thượng viện thì cần phải có thêm sự ủng hộ của một số thành viên đảng Cộng hòa. Hiện nay, nghị quyết này đã có đủ số phiếu ủng hộ cần thiết từ các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa.

Trước đó Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết tuơng tự, tuy nhiên văn bản đó không có giá trị về mặt pháp luật. Nghị quyết mà Thượng viện đang xem xét mặc dù có nội dung tương tự nhưng khác về lời văn và cấu trúc so với Nghị quyết cuat Hạ viện.

Tuy nhiên, số phận văn bản này vị tất đã kết thúc tốt đẹp, bởi vì Tổng thống Trump không có ý định tán thành nó. Ông đã hết lời chỉ trích nghị quyết này, nói đó là âm mưu của phái Dân chủ muốn cản trở phái Cộng hòa và nhấn mạnh rằng “hiện tại không phải lúc tỏ ra yếu đuối” [trong các hành động đáp trả đối với Iran].

Quốc hội Mỹ đang tìm mọi cách chặn Trump đấu đá với Iran

Quốc hội Mỹ đang tìm mọi cách chặn Trump đấu đá với Iran

Bài viết trên báo Politico nhận xét rằng, mặc dù biện pháp này khó có thể nhận được đủ sự ủng hộ để bãi bỏ quyết định phủ quyết chắc chắn sẽ xảy ra của ông Trump; tuy nhiên, việc nghị quyết này dự kiến được Thượng viện ủng hộ dù sao cũng minh họa cho nỗ lực đồng thuận hiếm hoi của Quốc hội, nhằm kiềm chế quyền hành pháp của Tổng thống Donald Trump.

Báo này lưu ý rằng, ngoài 47 phiếu của đảng Dân chủ, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Susan Collins, Todd Young, Mike Lee, Rand Paul và Jerry Moran và một số người khác cũng có có ý định ủng hộ nghị quyết này. Đây là lần hiếm hoi mà một quyết định về ông Trump của đảng Dân chủ (chiếm ưu thế ở Hạ viện) lại nhận được sự ủng hộ ở Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa đang kiểm soát.

Quốc hội Mỹ lo sợ điều gì?

Trong những ngày qua, Tổng thống Trump đã nói rõ rằng, ông sẽ không áp dụng các biện pháp quân sự đối với Iran và sẽ tiếp tục chính sách trừng phạt kinh tế. Nhưng các chuyên gia cảnh báo: Tehran có thể cố tình leo thang xung đột. Kết quả sẽ là sự sụp đổ của các sàn giao dịch Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Vụ giết hại tướng Qasem Soleimani và cuộc tấn công trả đũa của Iran vào các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông đã khiến giá dầu và kim loại quý tăng mạnh. Vào giữa tháng 1, giá dầu thô của Brent đã tăng đến 71,5 USD/thùng, còn giá vàng lên mức cao nhất trong bảy năm. Mặt khác, các chỉ số trên các sàn giao dịch ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á đã giảm.

Ông Nouriel Roubini - một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới, ước tính xác suất của một cuộc chiến toàn diện giữa Hoa Kỳ và Iran là khá thấp - chỉ 20%. Tuy nhiên, theo ông, cơ hội khôi phục quan hệ giữa Washington và Tehran đến mức đã tồn tại trước vụ ám sát Qasem Soleimani thậm chí còn ít hơn, chỉ có 5%.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích cho rằng, Washington và Tehran sẽ không leo thang xung đột. Kết quả là chỉ số chứng khoán S & P 500 đạt kỷ lục mới. Các nhà đầu tư đều cho rằng, cả hai bên đều không muốn làm trầm trọng thêm tình hình, và nếu điều đó xảy ra thì hậu quả kinh tế sẽ là không đáng kể.

Vị giết hại tướng Qassem Soleimani đã mang lại nhiều hệ lụy xấu cho Mỹ

Thế nhưng, chuyên gia nổi tiếng thế giới về tài chính toàn cầu là ông Nouriel Roubini khẳng định chắc chắn rằng, quan điểm này là quá lạc quan.

Theo ông, Iran không chỉ có đủ khả năng mà còn có lý do để làm cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn. Rốt cuộc, kết quả sẽ là sự gia tăng giá dầu, suy thoái kinh tế toàn cầu và biết đâu đấy, sẽ dẫn đến việc thay đổi chính quyền ở Hoa Kỳ.

Ông Roubini nhấn mạnh, các thị trường chưa hiểu tình huống này là nguy hiểm đến mức nào. Bây giờ Hoa Kỳ phụ thuộc ít hơn vào dầu nhập khẩu so với trước đây, nhưng ngay cả một sự tăng giá nhỏ có thể gây ra suy thoái như đã từng xảy ra trong năm 1990.

"Cú sốc dầu này sẽ tác động mạnh đến chi tiêu của Mỹ, làm giảm nhu cầu nội địa, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Các nhà nhập khẩu dầu lớn nhất, như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng sẽ chịu thiệt hại. Các ngân hàng trung ương sẽ không tăng lãi suất do giá dầu tăng, nhưng họ cũng không còn khả năng hạ thấp lãi suất" - ông Roubini nhận xét trong bài báo trên Project Syndicate.

Ngoài ra, Tehran có thể phong tỏa eo biển Hormuz. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là điều sẽ khiến Trump kiềm chế tính hung hăng.

Theo ước tính của JP Morgan, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, việc phong tỏa eo biển Hormuz kéo dài 6 tháng sẽ khiến giá dầu tăng đến 150 USD/thùng và sẽ tạo điều kiện tiên quyết cho suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngay cả nếu dòng chảy dầu qua eo biển Hormuz bị gián đoạn chỉ trong một tháng, một thùng dầu sẽ tăng giá lên 80 dollars.

Nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz, giá dầu sẽ leo thang phi mã

Ông Roubini cảnh báo, việc tăng giá như vậy sẽ khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm ít nhất 10%, sẽ gây tổn thất nặng cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Cú sốc sẽ lan sang các thị trường khác và chúng có thể sụp đổ 20%.

Các nhà phân tích khác cũng nói rằng, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran không thể mang lại điều gì tốt đẹp cho thị trường.

Các chiến lược gia của Societe Generale chỉ ra, lãi suất trái phiếu giảm, hoạt động tích cực đã được quan sát trên thị trường chứng khoán Mỹ trước đây, nay bị đình trệ, các nhà đầu tư quay sang với các loại tiền tệ an toàn, chủ yếu là đồng yên Nhật Bản.

Còn các chuyên gia của Credit Agricole nhận xét, cuộc xung đột này có thể làm tan vỡ niềm hy vọng vào việc khôi phục nền kinh tế toàn cầu. Tình hình trở nên phức tạp hơn do cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

"Nếu căng thẳng ở Trung Đông leo thang, các thị trường vốn trên thế giới sẽ sụp đổ cùng với chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ" - ông Alexander Razuvaev, người đứng đầu Trung tâm phân tích thông tin “Alpari”, xác nhận.

Giá dầu thô Brent rất nhanh chóng sẽ xuống mốc 50 USD/thùng và điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán Nga và tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp này, dự trữ tích lũy trong năm 2019 sẽ rất hữu ích cho ngân sách Nga.

Huy Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/quoc-hoi-my-quyet-ngan-chan-trump-dau-iran-so-cai-gi-3396823/