Quốc gia nào được mệnh danh 'lục địa thứ tám'?

Madagascar được mệnh danh 'lục địa thứ tám' với diện tích hơn 587.000 km2 và dân số hơn 28 triệu người. Gần 80% loài ở Madagascar không tồn tại ở nơi nào khác trên Trái Đất.

Theo World Atlas, Madagascar có tên chính thức là Cộng hòa Madagascar, đảo quốc nằm ngoài khơi bờ biển phía đông nam của châu Phi, thuộc Ấn Độ Dương. Nước này có diện tích hơn 587.000 km2, dân số hơn 28 triệu người. Do bị tách khỏi đất liền châu Phi hơn 100 triệu năm trước, Madagascar có hệ động thực vật phát triển độc lập với phần còn lại của hành tinh. Gần 80% loài ở Madagascar không tồn tại ở nơi nào khác trên Trái Đất. Đặc trưng đó khiến đảo quốc này có biệt danh "lục địa thứ tám".

Theo World Atlas, Madagascar có tên chính thức là Cộng hòa Madagascar, đảo quốc nằm ngoài khơi bờ biển phía đông nam của châu Phi, thuộc Ấn Độ Dương. Nước này có diện tích hơn 587.000 km2, dân số hơn 28 triệu người. Do bị tách khỏi đất liền châu Phi hơn 100 triệu năm trước, Madagascar có hệ động thực vật phát triển độc lập với phần còn lại của hành tinh. Gần 80% loài ở Madagascar không tồn tại ở nơi nào khác trên Trái Đất. Đặc trưng đó khiến đảo quốc này có biệt danh "lục địa thứ tám".

Madagascar là quốc gia nổi tiếng về động vật hoang dã phong phú. Quốc đảo này là ngôi nhà chung của hơn 200.000 loài động vật hoang dã, trong đó có hơn 100 loài vượn cáo, linh miêu, cầy sọc, 350 loài ếch, 370 loài bò sát khác nhau, vô số loài chim đầy màu sắc.

Madagascar còn hấp dẫn du khách nhờ hệ sinh thái độc đáo, trong đó đặc biệt nhất là những cây Baobab khổng lồ gần nghìn năm tuổi. Baobab có 8 loại, trong đó 6 loại sinh trưởng và phát triển tại Madagascar. Tại đất nước này, những hàng cây Baobab có tuổi thọ hơn 800 tuổi, cao từ 25 đến 30 m với tấm thân chắc nịch, vươn thẳng lên trời xanh.

Madagascar sở hữu tháp đá "độc nhất vô nhị", nằm trong công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1990. Quá trình bào mòn và lũ lụt tác động lên những tảng đá lớn, tạo ra nhiều tháp đá nhọn hoắt cao tới 120 m, những hẻm núi hẹp, hang động ẩm ướt...

Thành phố Antananarivo, còn được biết đến với tên gọi ngắn gọn Tana, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Madagascar (diện tích 88 km2, dân số hơn 1,6 triệu người).

Tiếng Pháp và tiếng Malagasy là 2 ngôn ngữ chính thức của người dân Madagascar. Về tôn giáo, hơn 45% dân số Madagascar theo đạo Tin lành, tiếp đến là Thiên chúa giáo (chiếm hơn 31% dân số).

Quốc kỳ Madagascar có hình chữ nhật với 2 màu đỏ phía trên và xanh ở phía dưới.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/quoc-gia-nao-duoc-menh-danh-luc-dia-thu-tam-1514520.html