Quốc gia nào đối diện khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất năm 2020?

Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) đã liệt kê 10 quốc gia đối diện khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất năm 2020, trong đó có Yemen, Syria và Cộng hòa Dân chủ Công-gô.

Theo Insider, hàng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) lại đưa ra danh sách 10 quốc gia đối diện thảm họa nhân đạo trầm trọng nhất thế giới nhằm để các nhà lãnh đạo và nhân viên cứu trợ thấy được trách nhiệm và công việc mà họ cần phải làm. (Nguồn ảnh: Insider)

 Năm 2020, Yemen đứng đầu trong danh sách những quốc gia đối diện khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất. Cuộc nội chiến kéo dài từ tháng 5/2015 đã tàn phá nặng nề quốc gia Trung Đông này. Hiện tại, hơn 24 triệu người Yemen, tương đương 80% dân số nước này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Năm 2020, Yemen đứng đầu trong danh sách những quốc gia đối diện khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất. Cuộc nội chiến kéo dài từ tháng 5/2015 đã tàn phá nặng nề quốc gia Trung Đông này. Hiện tại, hơn 24 triệu người Yemen, tương đương 80% dân số nước này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cộng hòa Dân chủ Công-gô đang phải "vật lộn" đối phó với sự bùng phát của dịch sởi và Ebola. Ngoài ra, các cuộc xung đột vũ trang xảy ra cũng làm "tê liệt" nền kinh tế của nước này. Được biết, gần 16 triệu người dân Công-gô đang cần hỗ trợ nhân đạo và khoảng 5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán.

Syria đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách này. Xung đột tại Syria đã khiến hơn 6 triệu người phải sơ tán. Các cuộc giao tranh tại nước này suốt nhiều năm qua đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng dân sự, cơ sở y tế và hơn 1/3 trường học bị hư hại, Liên Hợp Quốc cho biết vào tháng 3/2019.

Nigeria đã phải đối diện với cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập kỷ, khiến khoảng 540 nghìn người phải sơ tán ở khu vực phía bắc nước này. Phần lớn vùng đông bắc đất nước nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm vũ trang, khiến khoảng 1,2 triệu cư dân khó tiếp cận những mặt hàng thiết yếu, thực phẩm,...

Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 7 triệu người dân ở Venezuela - quốc gia đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực và y tế trầm trọng - đang cần viện trợ nhân đạo.

Bất ổn chính trị tiếp diễn tại Afghanistan suốt nhiều năm qua. Xung đột giữa các phe phái tại nước này đã khiến gần 2,5 triệu người phải sơ tán. Ngoài ra, Afghanistan còn đối mặt với nguy cơ hạn hán, lở đất và hoạt động địa chấn, càng phá hủy cơ sở hạ tầng vốn đã nghèo nàn tại nước này.

Xung đột tại quốc gia này từ năm 2013 đã khiến 2,2 triệu người trở thành dân tị nạn. Nguy cơ mất an ninh lương thực cao tại Nam Sudan là do tình trạng tham nhũng và rủi ro về hạn hán, bão lũ.

Các mối đe dọa về nhân đạo đã gia tăng mạnh mẽ tại Burkina Faso trong năm qua. Theo IRC, bạo lực tại nước này đã buộc gần 2.000 trường học và 91 cơ sở y tế phải đóng cửa, 270 nghìn trẻ em không được đến trường và hơn 1,2 triệu người không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Somalia chứng kiến cuộc xung đột kéo dài từ những năm 1990, khiến nhiều người dân phải rời bỏ nhà cửa và sang quốc gia láng giềng lánh nạn. Hạn hán ở khu vực Sừng châu Phi khiến người dân phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm lương thực.

Tại Cộng hòa Trung Phi, người dân đối diện nguy cơ mất an ninh lương thực và nhiễm virus Ebola từ đất láng giềng Công-gô.

Theo Thiên An/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/quoc-gia-nao-doi-dien-khung-hoang-nhan-dao-tram-trong-nhat-nam-2020/20200128012927064