Quizz: Những thông tin về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không phải ai cũng biết

1/4/2021 là dấu mốc đặc biệt trong lòng người hâm mộ khi tròn 20 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – một trong những 'tượng đài' lớn trong lịch sử âm nhạc Việt. Cùng tìm hiểu những điều ít biết về con người tài hoa của vùng đất miền Trung.

1. Ca khúc đầu tiên của Trịnh Công Sơn được ông sáng tác năm bao nhiêu tuổi?

icon

17 tuổi

icon

18 tuổi

icon

19 tuổi

Tác phẩm được công bố đầu tiên của Trịnh Công Sơn là Ướt mi, sáng tác năm 1958, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959, và được thể hiện qua giọng ca Thanh Thúy. Tuy nhiên, đây không phải tác phẩm đầu tay của ông. Nhạc sĩ từng chia sẻ, đã sáng tác bài “Sương đêm” và “Sao chiều” vào năm 17 tuổi.

2. Trịnh Công Sơn từng giảng dạy ở ngôi trường nào?

icon

Sư phạm Quy Nhơn

icon

Đại học Đà Lạt

icon

Đại học Khoa học Huế

Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn vào năm 25 tuổi, Trịnh Công Sơn dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Theo thầy giáo Tạ Quang Sum (Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo, TP.Cam Ranh, Khánh Hòa), thầy Trịnh Công Sơn sau đó trở về làm giảng viên của trường Đại học Khoa học Huế. Sau giải phóng, trường đổi tên là Đại học Tổng hợp Huế, nay lấy lại tên Đại học Khoa học Huế.

3. Lý do Trịnh Công Sơn hủy bỏ đám cưới với cô gái Nhật Bản Michiko Yoshii?

icon

Không muốn quỳ

icon

Gia đình ngăn cấm

icon

Sợ bị ràng buộc

Vào cuối những năm 1980, Trịnh Công Sơn có mối tình nhẹ nhàng với Michiko Yoshii – cô gái dành tình yêu lớn với văn hóa Việt, theo đuổi đề tài cao học về nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Hai người còn tính chuyện kết hôn, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho đám cưới, nhưng cuối cùng phải hủy bỏ do khác biệt phong tục tập quán. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái út của Trịnh Công Sơn, tiết lộ, theo phong tục cưới của người Nhật, cố nhạc sĩ và Michiko phải quỳ lạy ông bà đại sứ Nhật tại Việt Nam (được Michiko mời đại diện nhà gái trong đám cưới vì bố mẹ ruột của cô cao tuổi, không đủ sức khỏe đi đường xa). Trịnh Công Sơn không đồng ý với lý do chưa từng quỳ trước bậc sinh thành, không lẽ nào lại quỳ gối trước ông bà đại sứ Nhật. "Tôi cũng không rõ là mọi chuyện kết thúc như thế nào, vì lúc đó tôi đang ở Canada. Nhưng khi nghe tin nhà báo sang đám cưới bị hủy, mọi người đều buồn lắm”, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh kể.

4. Bộ phim “Đất khổ” do Trịnh Công Sơn thủ vai chính công chiếu năm nào?

icon

1971

icon

1974

icon

1977

Ngoài vai trò nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên. Năm 1971, ông đóng chính trong bộ phim “Đất khổ” của đạo diễn Việt kiều Hà Thúc Cần. Đây cũng là vai diễn duy nhất trong cuộc đời ông. Phim hoàn tất và công chiếu vào năm 1974, nhưng chỉ chiếu được 2 lần rồi bị cấm. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

5. Đâu là ca khúc Trịnh Công Sơn viết cho Khánh Ly?

icon

Ru Tình

icon

Vì tôi cần thấy em yêu đời

icon

Yêu dấu tan theo

Trong cuộc đời Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly được xem như tri kỷ, “người bạn của định mệnh” hay “người tình âm nhạc” của cố nhạc sĩ. Tuy nhiên, ông chỉ viết duy nhất một ca khúc về bà, khác hẳn những “bóng hồng” khác từng đi qua đời ông. Trong chuyến trở lại Hà Nội tiếp tục chương trình từ thiện “Vòng tay nhân ái” và tưởng nhớ ngày mất của Trịnh Công Sơn vào năm 2017, ca sĩ Khánh Ly tiết lộ, cố nhạc sĩ có sáng tác một ca khúc về bà. Đó là “Yêu dấu tan theo”. Khánh Ly kể, đây là lời trách móc nặng nề Trịnh Công Sơn dành cho bà. Thời điểm đó, Khánh Ly không có tiền, lại phải nuôi con nhỏ, lo lắng cơm áo gạo tiền, nên hát nhạc Trịnh để có thu nhập. Biết bà mở phòng trà ở Đà Lạt, Trịnh Công Sơn không thích và thể hiện bằng âm nhạc.

6. Ca khúc “Huyền thoại mẹ” được Trịnh Công Sơn lấy cảm hứng từ nhân vật nào?

icon

Mẹ Nguyễn Thị Thứ

icon

Mẹ Nguyễn Thị Suốt

icon

Mẹ Lê Thị Tự

Đầu năm 1984, khi tới thăm nhà bảo tàng ở Quảng Bình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất xúc động khi thấy tấm ảnh mẹ Suốt tóc bay trong gió, che cả một khoảng trời. Từ tấm gương mẹ Suốt anh hùng, ông có cảm hứng sáng tác ca khúc “Huyền thoại mẹ” để ca ngợi các bà mẹ Việt Nam vì chồng, vì con, vì dân, vì nước mà thầm lặng hy sinh. Mẹ Suốt (1908 – 1968), tên thật Nguyễn Thị Suốt, là một nữ Anh hùng Lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967. Quê mẹ Suốt ở thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình.

7. Trịnh Công Sơn vẽ ai trong bức tranh này?

icon

Dao Ánh

icon

Bích Diễm

icon

Thanh Thúy

Trong tranh là người tình sâu đậm nhất Dao Ánh do chính Trịnh Công Sơn vẽ. Mối tình của Trịnh Công Sơn và bà Dao Ánh, em gái của Bích Diễm – nhân vật chính trong ca khúc “Diễm xưa”, kéo dài từ năm 1964 đến 1967. Cố nhạc sĩ đã viết cho bà 300 bức thư tình. Bà là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn sáng tác loạt ca khúc Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em, Ru em từng ngón xuân nồng, Lời buồn thánh, Tình xa, Xin trả nợ người...

8. Hồng Nhung ở đâu vào thời điểm Trịnh Công Sơn qua đời?

icon

Úc

icon

Mỹ

icon

Nga

Khi tương tác với người hâm mộ qua sóng livestream vào ngày 1/4/2020, Hồng Nhung đã có những chia sẻ về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Diva sinh năm 1970 cho biết, vào đúng ngày cá tháng Tư 19 năm trước đó, cô nghe người thân báo tin Trịnh Công Sơn qua đời khi đang lưu diễn ở Úc. “Ngay tối hôm đó, Hồng Nhung xin phép ban tổ chức thay đổi vé máy bay và trở về Việt Nam. Những ngày sau đó lấy đi rất nhiều nước mắt của không biết bao nhiêu con người Việt Nam tiếc thương trước sự ra đi của anh Sơn”, cô kể. Hồng Nhung là “bóng hồng” gắn bó với Trịnh Công Sơn trong 10 năm cuối đời. Cố nhạc sĩ viết tặng cô ba ca khúc Bống bồng ơi (1993), Bống không là Bống (1995), Thuở Bống là người (1998). Ông cho biết: “Hồng Nhung là một người quá gần gũi không biết gọi là ai”.

9. Phố đi bộ Trịnh Công Sơn được phê duyệt chính thức vào năm nào?

icon

2015

icon

2017

icon

2018

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn bắt đầu từ ngõ 612 Lạc Long Quân đến dốc đê Âu Cơ, thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phố Trịnh Công Sơn trước đây là một con ngõ nối với đường Lạc Long Quân. Sau khi được cải tạo mở rộng, con đường này được nâng cấp lên phố và được đặt tên theo cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ tháng 8/2015. Ngày 19/8/2017, phố đã được phê duyệt trở thành phố đi bộ. Tuy nhiên, phải đến ngày 11/5/2018, phố đi bộ Trịnh Công Sơn mới được khai trương.

10. Tên nam diễn viên đóng vai Trịnh Công Sơn thời trẻ trong dự án phim “Em và Trịnh”?

icon

Phan Gia Nhật Linh

icon

Lương Anh Vũ

icon

Trần Minh

Dự án “Em và Trịnh” vừa đóng máy hôm 29/3. Phim khởi quay vào tháng 11/2020 với kinh phí lên đến 50 tỷ đồng. Phim dự kiến ra mắt vào Giáng sinh 2021. Kịch bản xoay quanh cuộc đời và âm nhạc Trịnh Công Sơn, trải dài từ những năm ông 20 đến 40 tuổi. Vai chính Trịnh Công Sơn được chia thành hai giai đoạn, thời thanh niên do Avin Lu đóng và trung niên do Trần Lực thủ vai. Avin Lu sinh năm 1995, tên thật là Lương Anh Vũ, từng thi The Voice 2018, nằm trong đội ca sĩ Tóc Tiên. Anh từng đóng chính trong phim “Sài Gòn trong cơn mưa”.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Trắc nghiệm

Những điều ít biết về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tú Oanh

Tin tài trợ

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/quizz-nhung-thong-tin-ve-co-nhac-si-trinh-cong-son-khong-phai-ai-cung-biet-post1324726.tpo