'Quay cuồng' bão dịch bệnh: Ngành dầu mỏ khó khăn đi tìm lời giải

Theo hãng Reuters, đại dịch Covid-19 diễn ra cùng với thời điểm quay cuồng vì sụt giảm giá dầu toàn thế giới.

Các nhà phân tích cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự duy trì tại các dự án dầu cũng như hoạt động của các nhà máy lọc dầu từ vùng Viễn Đông của Nga đến bờ biển Canada.

Ảnh minh họa. Nguồn:Reuters

Ảnh minh họa. Nguồn:Reuters

Các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn mức độ lây lan của Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế toàn thế giới. Dịch bệnh khiến cho thế giới rơi vào rủi ro phá sản đối với nhiều công ty và tình trạng thất nghiệp đang là yếu tố nhiều trăn trở.

Đối với ngành năng lượng dầu mỏ cũng ảnh hưởng ít nhiều. Việc cung cấp phụ tùng thay thế bị gián đoạn vì dịch bệnh và điều này cũng ngăn cản nhân viên bảo trì thực hiện các công việc của họ.

Theo Reuters, công tác sửa chữa thường xuyên ở các giếng bơm, đường ống dẫn dầu cần thiết phải liên tục. Nếu không bảo trì thường xuyên, nguy cơ trục trặc hoặc mất điện ngoài dự kiến sẽ tăng và sẽ rủi ro trong việc phát sinh kinh phí sửa sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng.

"Khi dịch bệnh bùng phát và các biện pháp cách ly được nới lỏng thì sẽ an toàn để cho mọi thứ trở về vị trí cũ nhưng không có nghĩa là công việc tương tự có thể thực hiện đúng như cường độ vì mất thời gian bảo trì sau thời gian trì hoãn", ông Matthew Fitzsimmons – đại diện tại công ty nghiên cứu Rystad cho biết.

Trong khi đó, các công ty liên quan đến ngành công nghiệp dầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì thiếu việc làm trong dịch bệnh.

"Nhiều công ty dịch vụ không có doanh thu như họ dự kiến vào năm 2020. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ", ông Fitzsimmons khẳng định.

Theo Rystad, các công ty dầu khí tham gia vào hoạt động thăm dò và sản xuất đã chi trung bình khoảng 80 tỷ đôla một năm nhằm thực hiện bảo trì trong khoảng thời gian 2015 và 2019.

Ngành công nghiệp này đã tận dụng thời gian nhu cầu sử dụng chậm lại để phục hồi, tuy nhiên, giá dầu thế giới liên tục giảm kể từ đầu năm khiến cho lộ trình không phải thông thường. Một số công ty thậm chí chìm trong nợ nần cao ngất ngưởng và đang cắt giảm tất cả các công việc thiết yếu nhất.

Một số đơn vị đã ngừng hoạt động nhằm duy trì bảo trì, tuy nhiên công việc chưa thể bắt đầu bởi ảnh hưởng của dịch bệnh.

"Họ không hề muốn đầu tư chi phí vốn vào các dự án bảo trì hoặc họ không muốn có quá nhiều nhân viên hợp đồng làm việc bởi lo ngại dòng lao động bổ sung có thể ảnh hưởng đến các nhà máy lọc dầu", bà Amanda Fairfax – một nhà phân tích thị trường dầu ở hạ lưu Genscape – một công ty giám sát hoạt động nhà máy lọc dầu cho biết.

"Một chương trình bảo trì trong dự án dầu khí Sakhalin-2 của Nga đối mặt với nhiều lần trì hoãn vì công ty này không thể có được các bộ máy được đặt hàng trước, hai nguồn tin của hãng Reuters cho biết.

"Các đơn vị sản xuất ở Trung Quốc đang đau đầu trong bối cảnh hiện tại. Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở đây, các nhà cung cấp nói với chúng tôi rằng họ không thể giao hàng cho chúng tôi. Có nhiều nỗ lực để thay thế nó nhưng không thể ở hiện tại", một ngành công nghiệp cho biết.

Đại diện Sakhalin Energy cho biết, công ty này đang tiếp tục kế hoạch bảo trì dài hạn ở giai đoạn này.

"Tất cả các công việc thực hiện theo kế hoạch đã cập nhật, có hướng dẫn an toàn và các biện pháp kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước", đại diện công ty cho biết.

Trong nửa cuối tháng 12 năm ngoái, đã có báo cáo rằng Rosneft, Công ty Phát triển Dầu khí Sakhalin (SODECO), ExxonMobil và một liên doanh Nhật Bản, được cấu thành từ Công ty thăm dò Dầu khí Nhật Bản (JAPEX), Itochu, Marubeni cùng Bộ Kinh tế, Thương mại và Ngành công nghiệp (METI) đang có kế hoạch mở rộng dự án Sakhalin-1 để có thể sản xuất LNG bên cạnh dầu thô.

Bản thân SODECO là một liên doanh của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và có tỉ lệ phân chia gồm: Exxon Neftegas -công ty con ExxonMobil (30%), JAPEX (30%), công ty dầu mỏ nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh (20%) và hai chi nhánh của Rosneft, Sakhalinmorneftgas-Shelf (11,5%) ) và RN-Astra (8,5%). Quỹ đầu tư Qatar sở hữu 18,93% cổ phần của Rosneft thông qua công ty con QH Oil Investments và BP sở hữu 19,75%.

Dự án Sakhalin-1 do ExxonMobil (XOM.N) thực hiện cũng nói rằng, từ đầu tháng này họ đã phải điều chỉnh kế hoạch và phạm vi công việc tại nhà máy.

"Để đảm bảo an toàn cho nhân viên cho chúng tôi, chúng tôi đang tập trung vào các hoạt động mà có thể đảm bảo an toàn trong thời gian bệnh Covid-19 và là cần thiết cho khả năng phục hồi kinh tế sau đó", ExxonMobil cho biết.

Theo Reuters, hàng chục công ty có kế hoạch bảo trì và phát triển nhưng lại bị ảnh hưởng bởi biện pháp phong tỏa.

Các biện pháp phong tỏa ở Italy – quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đã gây tiếng vang trên toàn ngành năng lượng vì quốc gia này là nhà sản xuất vang hàng đầu thế giới.

Công ty năng lượng ở Nigeria cho biết họ hị vọng sẽ nhận được van từ nhà cung cấp Italy nhanh chóng sau khi nới lỏng hạn chế, hãng Reuters cho biết. Tuy nhiên, một số bày tỏ ít lạc quan. Hoạt động duy trì và phát triển ở Nigeria đã bị trì hoãn trong nhiều tháng vì công ty dầu khí địa phương không thể nhận được thiết bị đúng hạn, một nguồn tin cho biết.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/quay-cuong-bao-dich-benh-nganh-dau-mo-kho-khan-di-tim-loi-giai-2020051916104555.htm