Quảng Ninh: Phát triển kỹ năng nghề cho cán bộ làm công tác xã hội

Những năm gần đây, phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) trong cộng đồng ngày càng được chú trọng. Phát triển nghề CTXH là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Quảng Ninh là một trong những tỉnh phát triển nghề CTXH sớm trong cả nước, hiện mạng lưới CTXH của tỉnh đã bao phủ rộng khắp.

Trị liệu cho trẻ tự kỷ tại nhà.

Trị liệu cho trẻ tự kỷ tại nhà.

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đặc biệt chú trọng và quan tâm bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho cán bộ làm CTXH. Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, người dân về nghề, nội dung của hoạt động CTXH.

Từ năm 2018 đến nay, Sở đã liên tục mở các lớp truyền thông tư vấn, tập huấn về nâng năng lực cho cán bộ cấp thôn, khu, người khuyết tậttrên địa bàn tỉnh theo Đề án Trợ giúp người khuyết tật; hoạt động chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi; công tác giảm nghèo cho đội ngũ trưởng thôn, bản, khu phố... tại 11 địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực, sự đoàn kết, chia sẻ trong hoạt động CTXH cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền tại cơ sở. Song song với đó, các hoạt động tư vấn qua tổng đài tư vấn miễn phí 18001769, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng yếu thế tại các trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở LĐ-TB&XH được đặc biệt quan tâm; qua đó kịp thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, trợ giúp các đối tượng yếu thế, giảm nguy cơ dẫn đến xâm hại, bạo lực, bất bình đẳng giới...

Trị liệu cho trẻ tự kỷ.

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đặc biệt chú trọng và quan tâm bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho cán bộ làm CTXH. Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, người dân về nghề, nội dung của hoạt động CTXH. Từ năm 2013 đến nay, mỗi năm Sở LĐ-TB&XH đều mở 1 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề CTXH cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên… hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp xã hội tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2018, Sở phối hợp với Trường Đại học Lao động - Xã hội tổ chức 1 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề CTXH cho 68 học viên thuộc các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, Quảng Yên, Hoành Bồ, Tiên Yên, Hải Hà. Qua đó, các học viên đã được thực hành, vận dụng trực tiếp một số tình huống cụ thể và đưa ra các ví dụ thực tế trong quá trình làm việc để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần thực hiện tốt công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Sở đã mở 38 lớp truyền thông tư vấn, tập huấn về nâng năng lực cho cán bộ cấp thôn, khu, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh theo Đề án Trợ giúp người khuyết tật; hoạt động chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi; công tác giảm nghèo cho đội ngũ trưởng thôn, bản, khu phố... Qua đó, góp phần nâng cao năng lực, sự đoàn kết, chia sẻ trong hoạt động CTXH cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền tại cơ sở.

Phòng trị liệu cho trẻ tự kỷ, thiểu năng trí tuệ của Trung tâm Công tác xã hội khá đa dạng đồ chơi và phương tiện hỗ trợ.

Trung tâm Công tác xã hội (Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh) đã nghiên cứu, đưa ra cách thức hoạt động hợp lý, tổ chức mạng lưới trợ giúp linh hoạt qua hệ thống văn phòng CTXH tại các huyện, thị xã, thành phố; nâng cao hiệu quả hỗ trợ của đội ngũ cộng tác viên CTXH; tổng đài tư vấn miễn phí, tiếp nhận thông tin…

Qua đây, các nhân viên, cộng tác viên CTXH tiếp nhận yêu cầu của đối tượng, lắng nghe, tìm ra các hướng tư vấn, hỗ trợ, can thiệp… giúp các đối tượng tiếp cận dễ dàng khi có nhu cầu. Từ đó, mở ra cơ hội trợ giúp tới nhiều đối tượng yếu thế trong xã hội như: Người nghèo, người bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật..., giúp họ giải quyết các khó khăn, từng bước tự vươn lên trong cuộc sống.

Một trong những giải pháp để phát triển nghề CTXH là nâng cao chất lượng kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ làm CTXH. Ông Vũ Văn Thông, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh cho biết: Công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề cho cán bộ CTXH luôn được Sở chú trọng và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên. Qua các lớp đào tạo và tập huấn, cán bộ tuyên truyền CTXH tại địa phương có nhận thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ, vai trò, đạo đức, chuyên môn, phương pháp tiếp cận đối tượng phù hợp với thực tế. Theo ông Vũ Văn Thông, để công tác trợ giúp xã hội và nghề CTXH một cách chuyên nghiệp, ngày càng phát triển, thực hiện tốt Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Sở tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm CTXH.

PV

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/quang-ninh-phat-trien-ky-nang-nghe-cho-can-bo-lam-cong-tac-xa-hoi-d99358.html