Quảng Nam: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Với vị trí chỉ số PCI đứng thứ 7 trong năm 2018 Quảng Nam là địa phương được đánh giá cao trong việc cung cấp được nhiều thông tin thực tiễn để hỗ trợ lãnh đạo các tỉnh, thành phố xác định rõ điểm nghẽn trong việc chỉ đạo, điều hành tại các ngành, cấp ở địa phương.

Quảng Nam là địa phương được đánh giá cao trong việc cung cấp được nhiều thông tin thực tiễn để hỗ trợ lãnh đạo các tỉnh, thành phố xác định rõ điểm nghẽn trong việc chỉ đạo, điều hành tại các ngành, cấp ở địa phương. Đáng lưu ý, việc thực hiện đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện theo chỉ số cạnh tranh cấp sở, cấp huyện đã là chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo.

Với mong muốn nâng cao hiệu quả của các chỉ số hơn nữa,ngày 28/10/2019, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch 6444/KH-UBND về việc giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Quảng Nam năm 2019.

Bộ chỉ số DDCI của tỉnh Quảng Nam năm 2019 gồm có các chỉ số thành phần sau: Tính minh bạch; Tính năng động; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý; Vai trò người đứng đầu; Tiếp cận đất đai. Đây là chỉ số thành phần chung áp dụng đánh giá cho các Sở, Ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố. Tùy vào nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước mà các đơn vị đề xuất và hoàn chỉnh bộ chỉ số đánh giá phù hợp. Ở chỉ số “Tiếp cận đất đai”, chỉ tính điểm, xếp hạng ở cấp huyện, thị xã và thành phố.

Quảng Nam là tỉnh có chỉ số PCI đứng thứ 7 trong năm 2018, là địa phương được đánh giá cao trong việc cung cấp được nhiều thông tin thực tiễn để hỗ trợ lãnh đạo các tỉnh, thành phố xác định rõ điểm nghẽn trong việc chỉ đạo

Quảng Nam là tỉnh có chỉ số PCI đứng thứ 7 trong năm 2018, là địa phương được đánh giá cao trong việc cung cấp được nhiều thông tin thực tiễn để hỗ trợ lãnh đạo các tỉnh, thành phố xác định rõ điểm nghẽn trong việc chỉ đạo

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo bộ chỉ số DDCI nhằm đánh giá khách quan năng lực điều hành của lãnh đạo các Sở, Ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh; tạo sự cạnh tranh, thi đua lành mạnh về chất lượng điều hành, từ đó tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc tiếp doanh nghiệp hằng tháng với sự tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và chủ trì của Lãnh đạo UBND tỉnh đã tạo được kênh thông tin tin cậy, rộng rãi để doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến và các kiến nghị để nâng cao năng lực điều hành của chính quyền địa phương các cấp; nâng cao chất lượng quản lý điều hành của các Sở, Ban ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh. Và xây dựng hình ảnh thân thiện, cầu thị của cơ quan công quyền đối với cộng đồng kinh doanh.

Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh (DDCI) được rút ra từ kinh nghiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong quá trình xây dựng chỉ số PCI (Provincial Competitiveness Index – Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam) từ năm 2005 trở lại đây, nhằm đánh giá năng lực điều hành của chính quyền các Sở, Ban, ngành và địa phương từ đó tạo động lực cải cách liên tục hướng đến tạo môi trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.Đối tượng được khảo sát là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang hoạt động, sản xuất kinh doanh, triển khai đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và có sử dụng dịch vụ hành chính công của Sở, Ban, ngành và địa phương trong năm vừa qua. Việc xác định đối tượng khảo sát tuân thủ 3 quy tắc: Đảm bảo tính ngẫu nhiên; Mang tính đại diện; Không lựa chọn mẫu theo định hướng chủ quan; Đối tượng được đánh giá ở cấp sở gồm 19 đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Sở Lao động – Thương bình và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Đối tượng được đánh giá ở cấp địa phương gồm 18 đơn vị.

Phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát được thực hiện thông qua 2 hình thức: Khảo sát qua Bảng hỏi gửi và nhận qua đường bưu điện hoặc gửi và nhận qua đường email; Khảo sát qua phỏng vấn trực tiếp. Thời gian thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020; trong đó việc tổ chức khảo sát, điều tra sẽ được tiến hành trong tháng 11/2019 - 01/2020, việc xây dựng báo cáo tổng kết kết quả khảo sát, tính điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh vào tháng 3/2020.

Thành Long

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/quang-nam-nang-cao-chi-so-nang-luc-canh-tranh-129161.html