Quảng Nam: Hợp tác xã có quy mô lớn, bền vững góp phần thay đổi diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập

Qua 10 năm triển khai chương trình nông thôn mới, các HTX được xem là nhân tố hết sức quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn trong thời kỳ hội nhập.

Ông Hồ Dậy - Phó trưởng Cơ quan thường trực Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho hay, kinh tế tập thể mà nòng cốt HTX là thành phần không thể thiếu trong quá trình thúc đẩy xây dựng NTM.

“Trên một số lĩnh vực, các HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm, giảm nghèo bền vững ở địa phương. Bên cạnh đó, có không ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả cao cho thành viên, góp phần nâng cao đời sống của người dân”, ông Dậy nói.

Người dân đến xem, mua cây giống tại vườn ươm của HTX Hiệp Thuận, Quảng Nam.

Người dân đến xem, mua cây giống tại vườn ươm của HTX Hiệp Thuận, Quảng Nam.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 40 HTX và 7 Tổ hợp tác (THT) tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP. Trong 3 năm qua, các HTX, THT tham gia OCOP đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là phát triển kinh tế vùng nông thôn và khôi phục các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm làng nghề.

Với vai trò của mình, các HTX, THT đã không ngừng vận động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm nhằm tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng mang thương hiệu của mỗi đơn vị và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đây là cơ hội để các HTX, THT không chỉ khôi phục, phát triển sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới mà còn mở ra cơ hội tiếp cận những kỹ năng quản lý, điều hành mới, ứng dụng công nghệ mới trong tổ chức sản xuất và phát triển kinh doanh.

Chất lượng hoạt động sản xuất – kinh doanh của phần lớn Hợp tác xã (HTX) ở Quảng Nam những qua đã được nâng lên đáng kể. Các HTX đã tập trung đáp ứng những dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, đổi mới tư duy trong kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Qua 10 năm triển khai chương trình nông thôn mới (NTM), các HTX đã thực hiện nhiều phần việc và được xem là nhân tố hết sức quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn trong thời kỳ hội nhập.

Một điển hình của HTX hoạt động hiệu quả, tác động của HTX vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương là HTX nông nghiệp Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nơi có nhiều giải pháp phát triển HTX kiểu mới hiệu quả nhất.

HTX Ái Nghĩa thành lập tháng 9/1979, đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, ngày càng có chuyển biến rõ rệt, mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh có hiệu quả như sản xuất lúa giống, giết mổ gia súc, làm bánh tráng, dịch vụ vật tư nông nghiệp… đáp ứng nhu cầu của thành viên và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Hoạt động hiệu quả, lợi nhuận sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa tăng đều qua các năm. Năm 2014 đạt 211 triệu đồng, năm 2015 là 241 triệu đồng và năm 2018 là 280 triệu đồng, năm 2019 lợi nhuận đạt lên 300 triệu đồng...”

LM HTX tỉnh Quảng Nam khẳng định, trong 5 năm gần đây, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực từ nhiều phía, lĩnh vực kinh tế hợp tác của Quảng Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ.

Quảng Nam: Hợp tác xã có quy mô lớn, bền vững góp phần thay đổi diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập

Hoạt động sản xuất – kinh doanh của các HTX ở lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì được hoạt động, có tác động tích cực trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các địa phương. Trong khi đó, các HTX nông nghiệp đã tập trung đáp ứng những dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất, đồng thời không ngừng đổi mới phương thức quản lý, điều hành, đổi mới tư duy trong kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Về cơ bản, các HTX nông nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên và hộ gia đình, từng bước khắc phục một số mặt hạn chế của kinh tế hộ về vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất.

Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam cho biết, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đổi mới tổ chức bộ máy, tập trung đầu tư công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tích cực đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới.

Cũng theo Liên minh HTX, trên một số lĩnh vực, các HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm, giảm nghèo bền vững ở địa phương. Bên cạnh đó, có không ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả cao cho thành viên, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Theo thống kê, tính đến tháng 8/2020, toàn tỉnh Quảng Nam có 390 HTX hoạt động ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau với sự tham gia của 228.907 thành viên. Tổng vốn hoạt động hơn 1.892 tỷ đồng. Doanh thu bình quân của mỗi HTX hơn 2,7 tỷ đồng, lãi gộp bình quân của mỗi HTX hơn 550 triệu đồng, thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX hơn 48 triệu đồng/năm.

Tại Đại hội Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam khóa VI vừa qua, ông Lê Văn Nghị (Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam) đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Liên minh HTX tỉnh này, đồng thời đề nghị Liên minh HTX tỉnh tiếp thu, bổ sung vào nghị quyết các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, HTX.

“Liên minh HTX tỉnh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Liên minh HTX Việt Nam, các cơ quan trực thuộc Liên minh HTX Việt Nam, các sở, ngành địa phương trong các hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX trong thời gian đến, phát triển HTX mang tính quy mô lớn, bền vững hướng đến thành lập HTX OCOP tỉnh Quảng Nam…”, ông Nghị nhấn mạnh.

Hồ Ca

Ảnh 1: Gạo an toàn Ái Nghĩa của HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Ảnh 2: Sản phẩm OCOP thuộc HTX Nông nghiệp và Dược liệu xanh Tiên Phước

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/nong-thon-moi/quang-nam-hop-tac-xa-co-quy-mo-lon-ben-vung-go-p-pha-n-thay-do-i-die-n-ma-o-nong-thon-tho-i-ky-ho-i-nha-p-267744.html