Quảng Nam: Đưa triết lý 'âm dương' vào khởi nghiệp, lập nghiệp

Phó Giám đốc Sở KHCN Quảng Nam giải thích, việc dùng ký hiệu 'âm dương' đen trắng để nhấn mạnh cho sự khởi nghiệp, lập nghiệp đó là sự giao hòa với nhau(?).

Ngày 16.5, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh này tổ chức “Diễn đàn tri thức Khoa học công nghệ sở hữu trí tuệ với sáng tạo khoa học và khởi nghiệp” với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài tỉnh.

Diễn đàn tri thức Khoa học công nghệ sở hữu trí tuệ với sáng tạo khoa học và khởi nghiệp tỉnh Quảng Nam

Diễn đàn tri thức Khoa học công nghệ sở hữu trí tuệ với sáng tạo khoa học và khởi nghiệp tỉnh Quảng Nam

Điều đặc biệt khiến nhiều đại biểu ngỡ ngàng là trong tài liệu có ký hiệu hình “âm dương” đen trắng với nội dung, bên trắng mang chữ “khởi nghiệp”, bên đen mang chữ “lập nghiệp”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, tài liệu cấp cho đại biểu, trong đó có bài tham luận của ông Phạm Ngọc Sinh - Phó giám đốc Sở KHCN Quảng Nam với chủ đề “Khởi nghiệp từ giải pháp sáng tạo kỹ thuật - Startups” với 9 trang, chú ý nhất là trang 33 của tài liệu mà ông Sinh đã dùng đến ký hiệu hình “âm dương đen trắng” để nêu lên sự khởi nghiệp và lập nghiệp. Một bên màu trắng ông Sinh viết với dòng chữ “khởi nghiệp”, bên màu đen “lập nghiệp” với nội dung đi kèm là “khởi nghiệp và lập nghiệp là sự phát triển và luôn hoán đổi cho nhau, thay thế cho nhau; luôn cần sự đổi mới”.

Phó giám đốc Sở KHCN Quảng Nam giải thích rằng "âm dương” đen trắng để nhấn mạnh cho sự khởi nghiệp, lập nghiệp đó là sự giao hòa với nhau.

Nhìn ký hiệu hình “âm dương”, một đại biểu chuyên ngành đông y chia sẻ: “Hình ký hiệu âm dương lâu nay thấy chỉ dùng trong y học, còn về tác giả dùng trong việc khởi nghiệp, lập nghiệp này thì không hiểu có ý dụng gì?”.

Hình ký hiệu "âm dương", bên đen là lập nghiệp, bên trắng là khởi nghiệp

Trong khi đó, một số người khác phân tích: “Chẳng biết nó hoán, nó thay ở chỗ nào. Khởi nghiệp là dương, lập nghiệp là âm chắc là khi khởi nghiệp nhiều mộng mơ sáng lập, lúc lập nghiệp gặp chướng ngại vật không có lối thoát đâm ra phá sản?…”.

Tác giả chủ đề thuyết trình trên, ông Phạm Ngọc Sinh - Phó giám đốc Sở KHCN Quảng Nam giải thích: “Đó là sự hoán đổi giữa khởi nghiệp và lập nghiệp. Là mối quan hệ giao hòa”.

Trương Hồng

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/tin-tuc/quang-nam-dua-triet-ly-am-duong-vao-khoi-nghiep-lap-nghiep-980104.html