Quân đội Nga điêu đứng vì cấm vận

Ông Andrei Frolov - Tổng biên tập tạp chí Arms Exports của Nga vừa có bài phân tích đánh giá về ảnh hưởng các lệnh cấm vận lên quân đội nước này.

Mở đầu bài viết, vị chuyên gia nên lên thực tế rằng hiện nay tại xưởng đóng tàu Baltic của Hải quân Nga, trong vài năm qua, 3 khinh hạm hạng nặng lớp Đô đốc Grigorovic - Dự án 11356M vẫn phải nằm trong tình trạng chưa hoàn thiện.

Nguyên nhân ở đây là do Ukraine đã từ chối cung cấp động cơ cho các con tàu này nhằm cấm vận Nga sau những gì đã xảy ra tại Crimea.

Hiện tại ngành công nghiệp chế tạo Nga đang cố gắng tự sản xuất động cơ diesel cho tàu chiến để thay thế sản phẩm nhập khẩu từ Đức nhưng hiện vẫn chưa thành công.

Bất chấp các tuyên bố tự tin ban đầu, trong lúc này Nga thậm chí còn phải nhập khẩu động cơ tàu dân sự của Trung Quốc về lắp cho các tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Buyan-M và Karakurt bất chấp sự thiếu tương thích.

Bên cạnh khi hạm lớp Đô đốc Grigorovich, chiếc khu trục hạm Đô đốc Gorshkov cũng chẳng khá hơn khi các chiến hạm này cũng chưa biết xoay đâu ra nguồn động cơ cho 12 tàu đã lên kế hoạch đóng mới.

Nhiệm vụ sản xuất động cơ turbine khí được giao cho hãng sản xuất máy bay NPO Saturn, một công ty thuộc tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec, họ cho biết có nhiều tiến bộ tích cực nhưng cũng tương tự như động cơ diesel, chưa rõ bao giờ chúng mới được mang ra khỏi phòng thí nghiệm.

Cặp tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich - Dự án 11356M

Cặp tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich - Dự án 11356M

Vấn đề động cơ và một số trục trặc khác cũng được cho là nguyên nhân chính khiến cho dự định đặt mua 150 tiêm kích tàng hình Su-57 không được như dự kiến.

Bộ Quốc phòng Nga hiện chỉ hy vọng nhận được 1 chiếc Su-57 vào năm nay và 14 máy bay khác trong các đợt sản xuất sau đó, chi phí cho chiếc chiến đấu cơ này vì thế đang leo thang vượt quá khả năng chi trả.

Thậm chí tiến độ biên chế tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga đã bị Trung quốc bỏ lại phía sau một khoảng cách khá xa và dĩ nhiên là Moskva ngày càng tụt hậu lại phía sau Washington.

Các cuộc duyệt binh hàng năm trên Quảng trường Đỏ vẫn cho thấy một bộ mặt cực kỳ đáng gờm của Quân đội Nga, tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng đằng sau chúng là cả một vấn đề lớn.

“Anh phải biết phân biệt giữa sản phẩm thực sự với những gì được bày trong tủ kính của các cửa hàng”, ông Andrei Frolov - Tổng biên tập tạp chí Arms Exports của Nga cho biết.

“Cuộc diễu binh ở quảng trường Đỏ giống như các mô hình thức ăn bày ra ở mặt tiền nhà hàng Nhật Bản vậy”.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Kết luận bài viết, vị chuyên gia cho rằng thực tế trên cho thấy rằng những màn phô trương thanh thế của Quân đội Nga thực chất chỉ là một biện pháp tâm lý của ông Putin nhằm cải thiện hình ảnh của mình ở trong cũng như ngoài nước.

Chí Linh

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/quan-doi-nga-dieu-dung-vi-cam-van-3375228/