Quân đội NATO nhập khẩu hàng trăm tiêm kích F-35... Nga không ngán!

Mối quan hệ giữa NATO và Nga đã dần xuống điểm thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Mới đây, NATO đã quyết định mua 400 máy bay chiến đấu F-35 mới, nhưng Mỹ, con số trên là không đủ để đương đầu với số lượng máy bay chiến đấu của Nga.

Theo tờ Forbes của Mỹ, hiện lực lượng không quân quốc gia của NATO ở châu Âu có khoảng 1.900 máy bay chiến đấu, nhưng chỉ có 100 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Việc mua máy bay chiến đấu F-35 của NATO, sẽ giúp khối này tăng cường sức mạnh lực lượng không quân. Ảnh: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg - Nguồn: Wikipedia.

Theo tờ Forbes của Mỹ, hiện lực lượng không quân quốc gia của NATO ở châu Âu có khoảng 1.900 máy bay chiến đấu, nhưng chỉ có 100 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Việc mua máy bay chiến đấu F-35 của NATO, sẽ giúp khối này tăng cường sức mạnh lực lượng không quân. Ảnh: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg - Nguồn: Wikipedia.

Nhưng nếu cuộc chiến với Nga nổ ra, hầu hết các máy bay chiến đấu còn lại của NATO là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Về mặt lý thuyết, bất kỳ lực lượng nào đến gần không phận Nga, sẽ bị hệ thống phòng không Nga tấn công và dễ dàng bị tiêu diệt. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga - Nguồn: Topwar

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 có cảm biến và vũ khí hiện đại, về khả năng chiến đấu là đáng được ghi nhận; nhưng do không có tính năng tàng hình, nên những loại máy bay này cũng dễ bị các hệ thống phòng không đánh chặn. Hiện châu Âu còn 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 đang tiếp tục được sản xuất là Rafale của Pháp, Typhoon của Anh và Saab JAS-39 của Thụy Điển. Ảnh: Máy bay Rafale của Pháp - Nguồn: Wikipedia.

Tiêm kích Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có đơn giá tới 200 triệu USD (đắt hơn cả F-35). Về tác chiến, thiết kế phổ quát cho phép Rafale tiêu diệt các mục tiêu cả trên biển, trên bộ và trên không, và được xếp vào loại máy bay thế hệ 4++, tương đương tính năng Su-30SM của Nga. Ảnh: Máy bay Rafale của Pháp - Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên Rafale có kích thước nhỏ và có nhiều hạn chế về kỹ thuật, nó luôn bị Mỹ chỉ trích, chẳng hạn như trang bị radar khả năng phát hiện kém, tầm tấn công hạn chế và tầm bắn vũ khí ngắn. Mặc dù được là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, nhưng không có đột phá lớn trong những cải tiến tiếp theo, so với máy bay thế hệ thứ tư của Nga, hiệu suất Rafale không chiếm ưu thế. Ảnh: Máy bay Rafale của Pháp - Nguồn: Dassault Aviation.

Loại máy bay chiến đấu Typhoon và Gripen cũng tương tự, khi không có khả năng tàng hình; mặc dù đã sử dụng những biện pháp đối phó điện tử, nhưng khi đối mặt với các hệ thống phòng không siêu hiện đại của Nga như S-400 hoặc S-500, những chiếc máy bay này sẽ bị bắn hạ cách biên giới Nga hàng trăm km. Ảnh" Máy bay chiến đấu Typhoon của Anh - Nguồn: Wikipedia.

Theo phân tích của RAN được Forbes trích dẫn, nếu có một cuộc xung đột với Nga, các lực lượng không quân hiện có của NATO, không thể tiếp cận để tiêu diệt các hệ thống phòng không của Nga, ngoại trừ số máy bay chiến đấu F-35 là có thể tiếp cận không phận Nga. Ảnh: Máy bay F-35B của Không quân Hoàng gia Anh - Nguồn: The Sun.

Để tăng cường khả năng tiếp cận không phận Nga, các quốc gia NATO thuộc châu Âu dự tính mua 400 máy bay chiến đấu F-35; hy vọng rằng, số máy bay thế hệ thứ năm này, có thể làm thay đổi "về chất", năng lực của không quân của NATO (thuộc châu Âu). Ảnh: Máy bay F-35B của Không quân Hà Lan - Nguồn: The Sun.

Nhưng theo nhận định của Forbes, kể cả khi sở hữu đủ 400 chiếc F-35, nếu xảy ra chiến tranh với Nga, số F-35 trên sẽ không đủ. Theo báo cáo, trước năm 2030, các quốc gia NATO thuộc châu Âu muốn mua đủ 400 chiếc F-35, nhưng hiện nhiều quốc gia cũng gặp khó khăn, khi một chiếc F-35A khi đó cũng có giá đến 120 triệu USD. Ảnh: Máy bay F-35B của Không quân Hà Lan - Nguồn: The Sun.

Câu hỏi đặt ra là khi có máy bay F-35 rồi, nhưng phi công điều khiển, cơ sở hạ tầng phục vụ loại máy bay "dát vàng" này như thế nào, và nhất là những loại vũ khí đi kèm, đều thuộc "hàng độc", và đều có giá "trên trời". Đồng thời, trong thời điểm nổ ra chiến tranh, NATO có thể cất cánh bao nhiêu tiêm kích F-35 tham chiến? Ảnh: Máy bay F-35B của Không quân Hoàng gia Anh - Nguồn: The Sun.

Theo các chuyên gia, vấn đề đào tạo phi công của F-35 cần nhiều thời gian, để huấn luyện các kỹ năng quan trọng nhất, chẳng hạn như tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương. Thứ hai là thiếu phi công, hiện không phải quốc gia nào cũng có đủ số lượng phi công, đặc biệt là những người có khả năng lái máy bay chiến đấu F-35, để hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Ảnh: Máy bay F-35 của Không quân Italia - Nguồn: The Sun.

Có thể thấy điều này qua số lượng mua và triển khai của các quốc gia thành viên NATO, Hà Lan mua 43 chiếc, nhưng thực tế chỉ có 4 chiếc được triển khai vào nhiệm vụ chiến đấu, số còn lại sẽ được "bảo quản dài hạn" trong kho, hoặc sử dụng làm máy bay huấn luyện. Ảnh: Máy bay F-35A của Không quân Hà Lan - Nguồn: The Sun.

Forbes kết luận: "Vì vậy, số lượng 400 chiếc F-35 có vẻ là nhiều, nhưng trên thực tế, số lượng thực tế ít hơn nhiều"; nghĩa là việc có được F-35, nhưng duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu là một chuyện. Huấn luyện với phi công là một vấn đề khác. Ảnh: Máy bay F-35 của Không quân Italia - Nguồn: The Sun.

Cuối cùng, xét về bản chất, sức mạnh quân sự chính của NATO phần lớn được duy trì bởi công nghệ quân sự của Mỹ. Mặc dù F-35 được cho là máy bay chiến đấu thế hệ năm tiên tiến nhất, nhưng F-35 đã liên tục bị Bộ Quốc phòng Mỹ khiếu nại, thậm chí kiện đòi bồi thường trong năm nay, nên dù có sở hữu nhiều F-35, nhưng cũng khó đảo ngược tình thế chiến sự. Ảnh: Máy bay F-35A của Không quân Hoàng gia Anh - Nguồn: The Sun.

Cục diện một cuộc chiến không dựa vào sức mạnh của một đơn vị Không quân và NATO không chỉ giới hạn ở các quốc gia thành viên châu Âu. Nếu NATO thực sự xảy ra chiến tranh với Nga, lực lượng chính của NATO là Mỹ sẽ không thể hành động; và nếu như vậy, liệu NATO còn cơ hội sử dụng F-35 để tiến công Nga, khi Nga tuyên bố, có quyền đánh đòn phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân? Ảnh: Máy bay F-35A của Không quân Hoàng gia Anh - Nguồn: The Sun.

Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-doi-nato-nhap-khau-hang-tram-tiem-kich-f-35-nga-khong-ngan-1460634.html