Quân đội Mỹ đang âm thầm duy trì dự án trực thăng tàng hình?

Dù thăng tàng hình chưa được Quân đội Mỹ chấp thuận sử dụng trên diện rộng, song có vẻ họ vẫn tiếp tục âm thầm nghiên cứu chế tạo, chứ không bỏ rơi chúng.

Chỉ một số ít trực thăng tàng hình từng được chế tạo và chúng vẫn còn kém rất xa so với tiêu chuẩn ngành. Không giống như máy bay phản lực, trực thăng kém phù hợp với công nghệ tàng hình hơn nhiều.

Chỉ một số ít trực thăng tàng hình từng được chế tạo và chúng vẫn còn kém rất xa so với tiêu chuẩn ngành. Không giống như máy bay phản lực, trực thăng kém phù hợp với công nghệ tàng hình hơn nhiều.

Giới chuyên gia nhận xét: “Trực thăng là ban nhạc chỉ có một người, ống xả turbine của nó phát ra tiếng rên rỉ xuyên thấu, khung vỏ máy bay rung chuyển ầm ầm như trống, cánh quạt đuôi kêu lục cục như tiếng cưa sắt”.

Dù vậy, những nỗ lực cải thiện khả năng tàng hình của trực thăng vẫn diễn ra.

Ý tưởng trực thăng tàng hình lần đầu tiên được theo đuổi trong Chiến tranh Lạnh. Có thông tin CIA là tổ chức đầu tiên sử dụng trực thăng "tàng hình", khi một chiếc Hughes 500P duy nhất được sản xuất cho hoạt động nghe lén.

Được đặt biệt danh là "The Quiet One", chiếc 500P được giảm thiểu tiếng ồn bằng cách sử dụng vật liệu chuyên dụng.

Tiếp đến, từ năm 1996 đến năm 2004, Quân đội Mỹ đã đầu tư 7 tỷ USD vào dự án trực thăng tàng hình Boeing - Sikorsky RAH-66 Comanche.

Chỉ có 2 nguyên mẫu từng được chế tạo và chương trình đã bị hủy bỏ trước khi đi vào sản xuất. Sikorsky RAH-66 Comanche được thiết kế để thay thế OH-58 Kiowa của Lục quân, phục vụ trong vai trò trinh sát và chỉ định mục tiêu cho trực thăng tấn công AH-64 Apache .

Được làm bằng vật liệu composite, chiếc Comanche có thân dài 13 m, sáng loáng, mượt mà, trông giống như nó đến từ một tác phẩm khoa học viễn tưởng. Bề mặt thân máy bay được bao phủ bởi lớp phủ vật liệu hấp thụ sóng radar (RAM) cộng với lớp sơn ngăn chặn tia hồng ngoại.

Được biết, tiết diện phản xạ radar của Comanche thấp hơn Apache 360 lần. Ngoài ra, chiếc trực thăng này còn có cánh quạt chính 5 lá cũng làm bằng composite, làm giảm đáng kể âm thanh của máy bay.

Đáng tiếc là cuối cùng chương trình Comanche đã bị hủy bỏ trước khi đi vào sản xuất. Nhà báo Dan Ward của tờ Times nhận xét: “Các khía cạnh công nghệ của Comanche được coi là quá rủi ro".

“Thiết kế vẫn có những thách thức kỹ thuật nghiêm trọng trong các lĩnh vực như tích hợp và thử nghiệm phần mềm, giảm trọng lượng, tín hiệu phản xạ radar, hiệu suất ăng ten, hiệu suất sử dụng vũ khí và thuật toán phát hiện mục tiêu hỗ trợ".

"Ngoài thiết bị điện tử, phần mềm, hệ thống vũ khí, động cơ và trọng lượng tổng thể, mọi thứ khác đều ổn", ông Ward nói thêm. Nhưng Comanche là một trong những dự án tiêu thụ ngân sách lớn nhất lịch sử Quân đội Mỹ, với 7 tỷ USD được đầu tư nhưng không mang lại kết quả rõ rệt.

Trong khi Comanche chưa bao giờ đạt được trạng thái hoạt động, hai chiếc Sikorsky UH-60 Black Hawks được sửa đổi khi tích hợp công nghệ tàng hình và yên tĩnh hơn, đã rất nổi tiếng khi được sử dụng trong cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Một vài chi tiết quý giá đã được tiết lộ về khả năng tàng hình của Black Hawks. Trong cuốn hồi ký của cựu Tổng thống Barack Obama mang tên A Promised Land, ông thừa nhận rằng những chiếc trực thăng được sử dụng trong cuộc đột kích tiêu diệt bin Laden “đã được sửa đổi để tàng hình”.

Trong nhiệm vụ này, một trong những chiếc trực thăng đã gặp nạn, khiến đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ phải đặt thuốc nổ để hủy máy bay, Pakistan vẫn bảo quản đống đổ nát và cho phép Trung Quốc kiểm tra phương tiện này.

Cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden đã cho thấy rằng công chúng có thể không biết hết mọi thứ về các công nghệ hiện có trong Quân đội Mỹ.

Với những tiện ích rõ ràng của trực thăng tàng hình, có thể những nỗ lực thiết kế và thử nghiệm vẫn được tiếp tục trong bí mật.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/quan-doi-my-dang-am-tham-duy-tri-du-an-truc-thang-tang-hinh-post507806.antd