Quân đội Indonesia kết hợp vũ khí Nga/Xô và phương Tây tốt thế nào?

Indonesia hiện nay là một trong số ít những quốc gia trên thế giới dùng song song cả hai hệ vũ khí Nga/Xô và phương Tây cho quân đội của mình, đây là một sự kết hợp độc đáo cực kỳ hiếm có.

 Lực lượng vũ trang Quốc gia Indonesia (TNI) là một trong những quân đội có sức mạnh hàng đầu khu vực Đông Nam Á với ngân sách quốc phòng 9 tỷ USD và duy trì gần 400.000 quân thường trực. Công nghiệp quốc phòng của Indonesia cũng khá phát triển khi họ đã có thể tự sản xuất súng trường bộ binh đại trà, lắp ráp được máy bay, tàu chiến và cả xe tăng chiến đấu. Ảnh: Binh sĩ lực lượng đặc biệt của quân đội Indonesia tại một cuộc diễu binh.

Lực lượng vũ trang Quốc gia Indonesia (TNI) là một trong những quân đội có sức mạnh hàng đầu khu vực Đông Nam Á với ngân sách quốc phòng 9 tỷ USD và duy trì gần 400.000 quân thường trực. Công nghiệp quốc phòng của Indonesia cũng khá phát triển khi họ đã có thể tự sản xuất súng trường bộ binh đại trà, lắp ráp được máy bay, tàu chiến và cả xe tăng chiến đấu. Ảnh: Binh sĩ lực lượng đặc biệt của quân đội Indonesia tại một cuộc diễu binh.

Và Indonesia cũng là một trong số ít những quân đội trên thế giới hiện nay đang sử dụng cả hai hệ vũ khí Nga Xô và phương Tây cho lực lượng vũ trang của mình. Đây đúng là một sự kết hợp hiếm có trên thế giới, bao gồm cả Hải - Lục - Không quân. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F do Nga sản xuất và xe bọc thép LVT-7 do Mỹ sản xuất của lực lượng Thủy quân lục chiến Indonesia.

Về các loại xe tăng hạng nhẹ, Thủy quân lục chiến Indonesia sử dụng cả loại xe thiết giáp AMX-10P với tháp pháo 90mm do Pháp chế tạo và xe lội nước PT-76 sử dụng tháp pháo 76mm do Liên Xô chế tạo. Cả hai loại xe này đều được sử dụng để hỗ trợ hỏa lực cho binh sĩ khi đổ bộ đánh chiếm đảo, chống lại các loại công sự kiên cố của đối phương. Ảnh: Xe thiết giáp AMX-10P (trước) và PT-76 (sau).

Một sự kết hợp thú vị khác trong Thủy quân lục chiến Indonesia là xe thiết giáp đổ bộ lưỡng cư LVT-7 do Mỹ chế tạo và xe bọc thép BTR-50 sản xuất từ thời Liên Xô. Indonesia cũng là một trong số ít những Quân đội hiện nay còn vận hành xe bọc thép bánh xích BTR-50 được phát triển và sử dụng từ những năm 1950 dựa trên khung gầm xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76. Ảnh: Một nhà chứa của đơn vị xe thiết giáp Thủy quân lục chiến Indonesia với LVT-7 và BTR-50 xếp cạnh nhau.

Fv101 Scorpion là xe trinh sát hạng nhẹ do Anh sản xuất và sử dụng từ năm 1973, trọng lượng hơn 8 tấn, dài 5.28m, rộng 2.134m, cao 2.1m. Vũ trang một pháo 90mm và một súng máy đồng trục L43A1 7.62mm, tầm hoạt động hơn 700km. Ảnh: Hiệp đồng tác chiến giữa xe bọc thép trinh sát hạng nhẹ Fv101 Scorpion 90 do Anh chế tạo và xe tăng hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô chế tạo.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F do Indonesia mua từ Nga. Trong hai năm 2010 và 2014, nhà cung cấp đã bàn giao cho phía Indonesia ít nhất 54 chiếc loại này, trong đó 20 chiếc đang hoạt động trong Thủy quân lục chiến. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F do Nga chế tạo và xe tăng Leopard2 RI nhập khẩu từ Đức của Quân đội Indonesia.

Ảnh: Xe thiết giáp lội nước K-61 do Liên Xô chế tạo chở lựu pháo LG-1 Howitzer do Pháp sản xuất trong nhiệm vụ đổ bộ. K-61 là loại xe thiết giáp dùng để chở người, phương tiện, vũ khí vượt sông, đổ bộ được phát triển bởi Liên Xô từ những năm 1940. Đây cũng là một trong những khí tài có tuổi đời khá lâu trong biên chế Quân đội Indonesia.

Ảnh: Hình ảnh thú vị về chiếc xe thiết giáp lội nước K-61 của Thủy quân lục chiến Indonesia cõng khẩu pháo LG-1 cho nhiệm vụ đổ bộ.

Pháo phản lực phóng loạt của Indonesia cũng có sự kết hợp thú vị không kém, họ hiện đang vận hành song song cả loại do Cộng Hòa Séc chế tạo và Astros II do Brazil chế tạo. RM-70 là phiên bản nâng cấp sức mạnh hạng nặng hơn dựa trên pháo phản lực BM-21 do Tiệp Khắc cũ thực hiện và sử dụng từ thập niên 1970. Astros II là pháo phản lực do Brazil sản xuất, sử dụng từ năm 1983 cho đến nay. Nó được thiết kế theo dạng moldun, có thể sử dụng nhiều cỡ đạn khác nhau. Ảnh: Pháo phản lực RM-70 (trái) và Astros II (phải) hiệp đồng tác chiến.

Không quân Indonesia cũng có sự kết hợp không kém khi họ dùng song song hai loại trực thăng chiến đấu hạng nặng là AH-64E và Mil Mi-35P. Cả hai đều là những đại diện ưu tố nhất của những công nghệ Nga và Mỹ, không nhiều nước trên thế giới có thể vận hành cùng lúc nhiều hệ vũ khí như thế này. Ảnh: AH-64 của Không quân Mỹ và Mi-35P của Không quân Indonesia trong một cuộc diễn tập chung. Indonesia cũng sử dụng loại AH-64 tương tự.

Có thể thấy rằng, việc Indonesia sử dụng cả hệ vũ khí Nga Xô và phương Tây cho họ có một sự đa dạng hóa về nguồn cung vũ khí cao, không bị phụ thuộc vào bất cứ bạn hàng nào và có nhiều lựa chọn. Tuy vậy, đây cũng là thách thức cực kỳ lớn cho ngành hậu cần kỹ thuật mới có thể đảm bảo hoạt động tốt cho nhiều loại khí tài với những công nghệ khác biệt hoàn toàn. Ảnh: Trực thăng AH-64E, Mi-35P và Mi-17V5 của Indonesia phối hợp tác chiến.

Video Tàu Hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam thăm Nhật Bản - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-doi-indonesia-ket-hop-vu-khi-ngaxo-va-phuong-tay-tot-the-nao-1414888.html