Quân đội Hoàng gia Thái Lan: Thế lực đáng gờm trong khu vực

Bộ Quốc phòng Thái Lan đã khởi động chương trình phát triển quân sự đặc biệt nhằm cải thiện sự chuẩn bị, tăng cường năng lực quân sự và hiện đại hóa tổ chức Quân đội Hoàng gia Thái Lan.

Về mặt tài chính, Kế hoạch hiện đại hóa đặt ra sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ khoảng 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện nay, lên 2% GDP vào năm 2020. Năm 2018, ngân sách quốc phòng được dự đoán là gần 1,5% GDP, tương đương 6 tỷ USD, năm 2020 là 8 tỷ USD, đứng thứ 3 khu vực, chỉ sau Indonesia và Singapore.

Về mặt tài chính, Kế hoạch hiện đại hóa đặt ra sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ khoảng 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện nay, lên 2% GDP vào năm 2020. Năm 2018, ngân sách quốc phòng được dự đoán là gần 1,5% GDP, tương đương 6 tỷ USD, năm 2020 là 8 tỷ USD, đứng thứ 3 khu vực, chỉ sau Indonesia và Singapore.

Theo trang Web export.gov của Bộ Thương mại Mỹ tiết lộ: Số ngân sách quốc phòng Thái Lan được phân bổ như sau: 48% giành cho Lục quân; 19% cho Hải quân và 18% giành cho Không quân. Số còn lại, giành cho các lực lượng khác.

Về Lục quân, trong những năm vừa qua, Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành hiện đại hóa toàn bộ lực lượng tăng - thiết giáp cũ, bằng cách thay thế số xe tăng cũ như M-41, M-48 bằng các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Oplot-T của Ucraina. Xe tăng M-60 của Lục quân Thái Lan.

Dự kiến ban đầu, quân đội Thái Lan sẽ mua 49 chiếc T-84 Oplot-M của Ukraine; tuy nhiên, hàng loạt vấn đề nảy sinh, đã khiến quá trình giao hàng bị chậm trễ. Tới cuối năm 2016, Ukraine chỉ sản xuất được 20 chiếc T-84, trong khi hạn chót để hoàn tất hợp đồng là cuối năm 2014. Phía Thái Lan mất kiên nhẫn và quyết định chấm dứt hợp đồng.

Sau đó Quân đội Thái Lan quyết định lựa chọn xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 của Trung Quốc để thay thế. Bangkok đã ký hợp đồng mua 40 chiếc lực VT-4; trong tương lai, nhiều khả năng Lục quân Thái Lan sẽ nâng tổng số xe tăng VT-4 mà nước này sở hữu lên tối đa 150 chiếc.

Cùng với xe tăng VT-4, Lục quân Thái Lan cũng quyết định mua 34 chiếc xe bọc thép VN-1 từ Trung Quốc với giá trị đơn hàng là 68 triệu USD; bên cạnh đó, Thái Lan cũng tự hiện đại hóa xe chiến đấu thủy bộ Cadillac V-150 4×4 cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN). Sẽ có 49 chiếc V-150 được nâng cấp lên chuẩn HMV-150. Ảnh: Xe bọc thép VN-1 của Trung Quốc.

Lục quân Thái Lan cũng đang tìm cách nâng cấp số trực thăng vũ trang của họ; dự kiến Lục quân Thái Lan sẽ tiếp tục trang bị trực thăng AH-1Z Cobra; nếu không được, các ứng viên có thể thay thế như AW129 Mangusta của Ý, Mi-28 của Nga, Z-10 của Trung Quốc và AH-64F Apache của Mỹ.

Là quốc gia giáp giới 2 đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), Thái Lan luôn chú trọng phát triển lực lượng Hải quân; hiện Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tàu sân bay hạng nhẹ (nhưng hiện không có máy bay); trong chiến lược mua sắm của Thái Lan, họ đã mua 3 tàu ngầm diesel-điện lớp Yuan (SSK) loại 041/S26T của Trung Quốc với giá 335 triệu USD/chiếc; việc mua sắm này đã vấp phải sự chỉ trích của phe đối lập Thái Lan.

Quyết định đầu tư vào phát triển lực lượng tàu ngầm của Thái Lan phản ánh một vấn đề quan trọng khác của khu vực, đó là sự tăng trưởng trong chiến lược, hoạt động và mua sắm tập trung vào chiến tranh dưới lòng biển. Với tầm nhìn chiến lược rộng hơn, việc sở hữu một đội tàu ngầm, sẽ mang lại sức mạnh và lợi thế lớn.

Về lực lượng tàu mặt nước, Hải quân Thái Lan được trang bị tàu khu trục DW3000F do công ty DSME của Hàn Quốc chế tạo với trị giá 410 triệu USD (đã đưa vào sử dụng năm 2018). Thông qua việc tiếp nhận khinh hạm DW-3000F, mua sắm 3 tàu ngầm AIP Trung Quốc, dự báo trong tương lai không xa Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ lấy lại vị trí cường quốc khu vực mà mình từng nắm giữ trong quá khứ.

Cùng với việc bổ sung lực lượng tàu ngầm và tàu nổi, Hải quân Thái Lan dự định mua máy bay tuần tra hàng hải chuyên nghiệp; các ứng viên là Kawasaki P-1 của Nhật Bản, Airbus Defense và Space C-295 là những ứng cử viên mà Thái Lan có thể lựa chọn. Ảnh: Máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 của Nhật Bản.

Về lực lượng không quân, Thái Lan đã công bố kế hoạch dài hạn cho việc mua sắm và nâng cấp trong tương lai, cụ thể, danh sách mua sắm cho Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) bao gồm: 2 máy bay huấn luyện - chiến đấu T-50T vào năm 2022, bổ sung cho 12 chiếc có sẵn; 12 máy bay chiến đấu để thay thế F-16A/B của Phi đội 102 trong khoảng thời gian từ năm 2028 đến 2031.

Hiện nay RTAF hiện có 53 chiếc F-16A/B và 11 chiếc JAS 39C/D (chiếc máy bay thứ mười hai đã bị rơi trong một cuộc triển lãm hàng không vào đầu năm 2018) và Thái Lan dự định mua thêm 6 chiếc JAS 39C; đưa Thái Lan có lực lượng không quân tương đối hùng hậu so với các nước láng giềng xung quanh. Ảnh: tiêm kích JAS-39 Gripe của RTAF.

Kế hoạch hiện đại hóa công nghệ trong 10 năm tới của Không quân Hoàng gia Thái Lan bao gồm: Nâng cáo tính năng của hai máy bay báo động sớm SAAB-340AEW vào năm 2024; tiếp tục hiện đại hóa các máy bay F-5, AU-23 và Alpha Jet lạc hậu. Ảnh: Tiêm kích F-16 của RTAF.

Bên cạnh đó, Không quân Thái Lan cũng lên kế hoạch để mua một số tổ hợp hợp máy bay không người lái vũ trang. Ngân sách cho giai đoạn đầu tiên của dự án này sẽ được thực hiện trong năm 2023-2025, giai đoạn 2 trong năm tài chính 2025-2027.

Video Thái Lan tập trận hoành tráng 4 năm trước - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-doi-hoang-gia-thai-lan-the-luc-dang-gom-trong-khu-vuc-1393195.html