Quan chức Mỹ muốn chặn thử nghiệm vũ khí siêu thanh

Các quan chức từ Seattle thuộc tiểu bang Washington không muốn quân đội Mỹ tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí mới ở vịnh Puget Saud.

Quân đội Mỹ có kế hoạch tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm các loại vũ khí, bao gồm cả vũ khí siêu thanh, ngoài khơi bờ biển phía tây của Mỹ trong bảy năm tới.

Tuy nhiên, các quan chức từ Seattle thuộc tiểu bang Washington không hài lòng với chương trình thử nghiệm và muốn ngăn chặn nó, cổng thông tin Express Defense cho biết.

Mô phỏng các loại tên lửa siêu thanh, đạn đạo và hành trình của Mỹ.

Mô phỏng các loại tên lửa siêu thanh, đạn đạo và hành trình của Mỹ.

Chính quyền khu vực này lo lắng rằng, các cuộc thử nghiệm có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho động vật có vú dưới biển, bởi vì trong cuộc thử nghiệm này sẽ diễn ra các thử nghiệm, bao gồm cả một đầu đạn bay nhanh gấp bảy lần vận tốc âm thanh. Động vật cũng như con người không muốn ở những khu vực này diễn ra các cuộc thử nghiệm như vậy.

Tuy nhiên, các quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết rằng, trong mỗi vụ thử nghiệm các nhà quan sát sẽ đảm bảo sự không xuất hiện của cá voi và các động vật khác trong một khu vực nhất định. Nhưng các quan chức từ Seattle tin rằng, các biện pháp này không đủ để đảm bảo an ninh cho tất cả, họ muốn quân đội Mỹ xem xét và thay đổi vị trí thử nghiệm.

Mối quan tâm đặc biệt đối với các quan chức từ Seattle là hoạt động quân sự trong hệ thống vịnh Puget Saud. Đây là vịnh lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Họ nhớ lại rằng, vào năm 1972 Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật không chỉ cấm giết tất cả các loài động vật có vú dưới biển, mà thậm chí còn ảnh hưởng đến chúng theo bất kỳ cách nào, bao gồm cả bắt giữ, săn đuổi hoặc săn bắn.

Quân đội cũng thừa nhận rằng, quần thể cá voi sát thủ thực sự có thể bị ảnh hưởng tuy nhiên không dẫn tới chết khoảng từ 2 đến 51 trong các cuộc tập trận. Đồng thời, các sinh vật biển khác (cá voi, cá nhà táng, sư tử…) có thể chịu ảnh hưởng nặng nề trong bảy năm xảy ra cuộc thử nghiệm của Mỹ.

Ngoài các tên lửa siêu thanh, quân đội Mỹ sẽ thử nghiệm nhiều máy bay không người lái dưới nước, hệ thống sonar và bom.

Liên quan đến vũ khí siêu thanh, hiện tại Mỹ đang theo đuổi ba chương trình. Thứ nhất, dùng tên lửa đẩy phóng từ trên không (Air-launched boost-glide) - đó là chương trình vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (Air-launched Rapid Response Weapon - ARRW) của không quân Mỹ. Ngoài ra, không quân nước này cũng có một chương trình khác là vũ khí tấn công thông thường siêu thanh (Hypersonic Conventional Strike Weapon - HCSW), nhưng họ đã hủy để tập trung vào ARRW, được coi là mới và có nhiều hứa hẹn hơn.

Thứ hai, dùng tên lửa đẩy phóng từ bề mặt (Surface-launched boost-glide) - đó là chương trình vũ khí siêu thanh tầm xa (Long Range Hypersonic Weapon - LRHW) của lục quân và chương trình đột kích nhanh của hải quân Mỹ (Conventional Prompt Strike - CPS). Cả hai hệ vũ khí này dùng chung một loại tên lửa đẩy do hải quân chế tạo và đầu đạn lượn siêu thanh do lục quân chế tạo.

Thứ ba, phóng từ trên không (Air-launched air-breathing) - là trường phái vũ khí siêu thanh siêu hiện đại (Hypersonic Air-Breath Weapon Concept - HAWC) và vũ khí tấn công siêu thanh (Hypersonic Strike Weapon-air Breath - HSW-ab). Đây là những công nghệ tiên tiến và thách thức nhất, cả hai chương trình này hiện đang được cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ DARPA điều hành.

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/quan-chuc-my-muon-chan-thu-nghiem-vu-khi-sieu-thanh-3415546/