Tình trạng vệ sinh và nước sạch tại trường học vùng sâu, xa từng bước được cải thiện

Chương trình Mở Rộng Quy Mô Vệ Sinh Và Nước Sạch Nông Thôn Dựa trên Kết quả đã nỗ lực giải quyết vấn đề quá tải trước đây bằng cách yêu cầu tỷ lệ 150 học sinh/hố tiêu năm 2017 và 100 học sinh/hố tiêu từ 2018 trở đi.

Trước đây, điều kiện vệ sinh kém trong nhà tiêu ở trường học là một vấn đề đáng nói ở Việt Nam. Lý do là cả tiêu chuẩn điều kiện vật chất của Bộ GDĐT và thiếu nguồn ngân sách cho vệ sinh nhà tiêu.

Nhưng thời gian gần đây, tình trạng này đã được cải thiện, các cơ quan thực hiện cấp trung ương cần yêu cầu sự tham gia sát sao hơn của các UBND Tỉnh để tăng phân bổ ngân sách đầu tư cho hạng mục này và Bộ GDĐT cần sửa đổi quy định về bổ sung nguồn lực cho vệ sinh nhà tiêu.

Một khu nhà vệ sinh - nước sạch trường học mới được xây dựng tại Kon Tum

Một khu nhà vệ sinh - nước sạch trường học mới được xây dựng tại Kon Tum

Ngoài ra, Chương trình Mở Rộng Quy Mô Vệ Sinh Và Nước Sạch Nông Thôn Dựa trên Kết quả đã được thực hiện khá hiệu quả, giúp cải thiện tình hình vệ sinh trường học và rửa tay ở các trường học vùng sâu xa.

Chương trình đã có hỗ trợ về vấn đề sau thông qua một gói truyền thông được thiết kế riêng cho học sinh tại trường học, với bài hát, trò chơi, đoạn băng video và áp phích. Phản hồi từ tập huấn tại các tỉnh cho cán bộ giáo dục/giáo viên và cũng từ việc áp dụng thực tế tại trường học trong các xã mục tiêu vệ sinh toàn xã là rất khả quan - và học sinh thích các nội dung này.

Cùng với kết quả về vệ sinh ở trường học, sau 2 năm thực hiện (0,5 giai đoạn thực hiện năm 2016, toàn bộ giai đoạn thực hiện năm 2017, và đang thực hiện năm 2018) chương trình đã giúp 27 xã đã đạt vệ sinh toàn xã (VSTX), thêm 25 xã đã được thẩm định là đạt độ bao phủ 70% HGĐ, và có hơn 150 xã đang triển khai để đạt VSTX vào cuối 2018. Mặc dù kết quả này đại diện cho các chương trình, kết quả vấn dưới mục tiêu. Cho tới nay, các bài học quan trọng đã được rút ra như sau:

Vệ sinh Hộ gia đình: Có các thách thức trong việc đạt được các tiêu chí xã VSTX. Tăng độ bao phủ vệ sinh hộ gia đình thường gặp nhiều khó khăn, bao gồm tỷ lệ bao phủ vệ sinh hộ gia đình cơ sở trong một số xã là rất thấp (thường thấp hơn 50% trong khi mục tiêu của chương trình là 70%.

Tỷ lệ % người dân tộc thiểu số rất cao ở các vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, và một số nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) có quan niệm riêng về vệ sinh (do vậy không tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh theo yêu cầu của chương trình ngay).

Nhiều xã/vùng nghèo và vùng sâu vùng xa không có chuỗi cung cấp phần cứng, do đó mất nhiều thời gian hơn để làm công nghệ nhà tiêu chi phí thấp.

Vệ sinh ở trạm y tế: Nhìn chung, công trình vệ sinh trạm y tế có tốt hơn, cả về nguồn vốn cho xây dựng/cải tạo và duy trì tiêu chuẩn vệ sinh. Chương trình đã cung cấp bổ sung tài liệu cho các trạm y tế trong chương trình để xúc tiến hoạt động rửa tay bằng xà phòng cho phụ nữ có thai đi khám. Ngoài ra, để có điều kiện tốt hơn cho bệnh nhân, ngân hàng thế giới đang hỗ trợ đưa vào thêm 1 yêu cầu mới từ 2019 trở đi - nhà tiêu cần nằm trong cơ sở y tế. Nếu nhà tiêu nằm ngoài trạm y tế, cần có đường đi từ trạm tới nhà tiêu và có mái để che mưa.

Hành vi vệ sinh (rửa tay): Theo khảo sát cơ sở năm 2017, nhìn chung hành vi rửa tay bằng xà phòng phổ biển liên quan tới bất kỳ thời điểm chính nào là khoảng 30%. Rửa tay bằng xà phòng phổ biến nhất là sau khi đi vệ sinh. Người trả lời phỏng vấn không có giáo dục chính thức có mức rửa tay thấp nhất. Rửa tay bằng xà phòng cũng hiếm trong các hộ gia đình nghèo nhất. Với điểm rửa tay có xà phòng và nước, và tiếp cận nhà tiêu cải thiện, mỗi yếu tố này tương ứng có mối liên hệ với tăng 14% hành vi rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Kiến Hoàng

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/xa-hoi/qua-tai-nha-ve-sinh-o-viet-nam-200-hoc-sinh-chung-1-bon-cau-a254837.html