Quả na rừng có thể chữa bệnh gì mà đắt đỏ như vậy?

Na rừng là một thảo dược quý được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu, một trong ba vị thuốc quan trọng để bổ dương, điều trị yếu sinh lý, mất ngủ hay thiếu máu.

Một quả na rừng đỏ có trọng lượng lớn, chín tại cây có giá vào khoảng 500 nghìn đồng/kg, trung bình một quả nặng từ 3-4kg có giá vài triệu đồng/quả.

Bên cạnh đó, công việc hái quả na rừng khá nguy hiểm. Bởi chỉ những cây ở trên vùng đầu nguồn, độ cao trên 600-800 m mới cho quả to. Đặc biệt, cây có tán lá trung bình 10-20 m nên phải người trèo giỏi mới hái được. Chưa kể, loại quả này thu hút một loại ong rừng. Người nào bị cắn có thể bị viêm da hơn 1 tuần mới đỡ.

TS Vũ Thoại, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm, cho biết, na rừng là loại cây có giá trị dược liệu cao, quý hiếm và cần được bảo tồn.

“Đây là loại cây thân leo, lá hình bầu dục thường mọc trong rừng sâu và có độ phủ tán trên 40%, ở độ cao từ 150-1200m so với mặt nước biển. Quả na rừng khi chín rất thơm và sóc rất hay tìm để ăn.

Công dụng chữa bệnh của cây na rừng

Quả na rừng:

Quả na rừng có thể trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, phong thấp, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức.

Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ dương rất hiệu quả, mà người Mông hay gọi là rượu Tứn Khửn.

Cách ngâm rượu Tứn Khửn của người dân tộc Mông thường rất cầu kỳ mà trong đó không thể thiếu được nguyên liệu là quả na rừng – chí chuồn chùa. Các già làng mới là người có nhiều kinh nghiệm trong việc ngâm rượu, còn cánh thanh niên thì không bao giờ được ngâm.

Tại Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cây Na rừng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc đã nghiên cứu và viết thành sách hướng dân cách dùng cây Na rừng.

Tại huyện Yên Thế các lương y và các đồng bào dân tộc trên huyện Yên Thế hay dùng làm thuốc thang chữa phong thấp ăn uống kém phụ nữ hãm uống sau khi sinh đẻ chống hậu sản.

Rễ cây na rừng:

Rễ cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần. Rễ dùng trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp đau xương; Đau bụng trước khi hành kinh, hậu sản... Liều dùng, sắc 15-30g rễ khô lấy nước uống.

Vỏ thân cây na rừng:

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giảm đau. Ngày dùng 8-16g sắc hoặc ngâm rượu uống.

Theo tạp chí Sống Khỏe

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/thuoc-hay/qua-na-rung-co-the-chua-benh-gi-ma-dat-do-nhu-vay-796205.html