Quá giỏi: Việt Nam nâng cấp radar dẫn bắn tên lửa Uran

Không chỉ chế tạo được radar pháo hạm, Việt Nam đã nghiên cứu nâng cấp thành công tổ hợp radar dẫn bắn cho tên lửa hành trình Uran-E.

Không chỉ đạt được bước đột phá vượt bậc chế tạo thành công tổ hợp radar điều khiển hỏa lực MP-123 cho các hệ thống pháo hải quân, đơn vị kỹ thuật thuộc Quân chủng Hải quân những năm qua còn nghiên cứu, cải tiến, hiện đại hóa thành công tổ hợp radar 3Ts-25E Garpun-B vốn được dùng để điều khiển hỏa lực tổ hợp tên lửa hành trình Uran-E.

Không chỉ đạt được bước đột phá vượt bậc chế tạo thành công tổ hợp radar điều khiển hỏa lực MP-123 cho các hệ thống pháo hải quân, đơn vị kỹ thuật thuộc Quân chủng Hải quân những năm qua còn nghiên cứu, cải tiến, hiện đại hóa thành công tổ hợp radar 3Ts-25E Garpun-B vốn được dùng để điều khiển hỏa lực tổ hợp tên lửa hành trình Uran-E.

3Ts-25E “Garpun-B” là phương tiện trinh sát chủ yếu dùng để phát hiện tàu mặt nước và các phương tiện bay thấp kiểu tên lửa hành trình bên ngoài đường chân trời rađa của tàu hộ vệ tên lửa Molniya và Gepard 3.9 đang biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, vòng màu đỏ là mái che hình cầu bảo vệ anten đài radar dẫn bắn 3Ts-25E trên chiến hạm Đinh Tiên Hoàng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Đài 3Ts-25E Garpun-B được thiết kế thực hiện rất nhiều nhiêm vụ, điển hình như: trinh sát vô tuyến điện tử chủ động, thụ động tầm xa ngoài đường chân trời để phát hiện mục tiêu mặt nước và mục tiêu bay thấp của đối phương; tự động phát hiện, nhận diện đồng bộ với máy hỏi, bám sát, cung cấp các tham số tọa độ và hướng di chuyển của mục tiêu cho hệ thống điều khiển hỏa lực trên tàu và cho các tàu cùng biên đội, các phương tiện hiệp đồng chiến đấu trên bộ, trên không, trên mặt nước khác; tiếp nhận tình báo mục tiêu từ các nguồn trinh sát bên ngoài…Trong ảnh, anten đài 3Ts-25E trên tàu tên lửa Molniya được để “lộ thiên”.

Tổ hợp đài rađa trinh sát mục tiêu 3Ts-25E “Garpun-B” có tổng khối lượng 3000kg, gồm các khối chức năng: cụm ăng ten tích hợp 2 chế độ thu phát chủ động và thu thụ động; khối thu phát chủ động; khối thu thụ động; khối ăng ten truyền nhận dữ liệu; khối ăng ten hoa tiêu dẫn đường; khối xử lí tín hiệu tích hợp và các khối hiển thị; điều khiển và điều chế tín hiệu tổ hợp tình báo. Nguồn ảnh: flick

Trong ảnh là cụm anten tích hợp chế độ thu phát chủ động – thụ động đài 3Ts-25E thường đặt trên nóc thượng tầng tàu chiến. Ngoài ra, còn có anten hoa tiêu và ăng ten truyền phát dữ liệu được bố trí ở các vị trí khác trên thượng tầng. Nguồn ảnh: thaimilitary

Trong chiến đấu, mặc dù các hệ thống radar trên tàu Gepard 3.9 hay Molniya đều cùng tham gia cung cấp phần tử bắn, tuy nhiên vai trò chủ đạo vẫn là đài trinh sát mục tiêu 3Ts-25E Garpun-B. Nguồn ảnh: thaimilitary

Trong ảnh là bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661E mang tên Đinh Tiên Hoàng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Sau khi đài 3Ts-25E cùng các đài “bạn” làm xong công việc trinh sát mục tiêu, sẽ tới giai đoạn chuẩn bị phóng tên lửa và tên lửa công kích mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Tên lửa hành trình Kh-35E công kích mục tiêu dựa theo nguyên lí bắn – quên. Tức hệ dẫn đường kết hợp của tên lửa hoạt động hoàn toàn tự lập sau khi tên lửa rời ống phóng. Nguyên lí dẫn bắn này cho phép các phương tiện mang phóng, trinh sát và đảm bảo chiến đấu cho tên lửa Kh-35E có thể cơ động chuyển vị trí hoặc thoát li trận địa chiến đấu ngay sau khi phóng đạn để tránh bị đối phương đánh trả. Trên đạn Kh-35E được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E có tầm trinh sát – khóa mục tiêu 20km. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/qua-gioi-viet-nam-nang-cap-radar-dan-ban-ten-lua-uran-855491.html