Putin buộc Erdogan phải đánh cược sinh mệnh chính trị tại Idlib

Ông Erdogan sẽ không còn cơ hội 'chạy lại' với Putin, như trong cuộc Nga-Thổ năm 2015, nếu cứ quyết hành động nóng tại Idlib....

Tổng thống Putin quyết xóa sổ khủng bố tại cứ điểm Idlib

Theo TASS, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 20/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng vấn đề tại chảo lửa Idlib chỉ có thể được giải quyết khi khủng bố bị vô hiệu hoàn toàn.

Theo Thông cáo báo chí của Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Nga "đặc biệt chú ý đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria trong bối cảnh tình hình căng thẳng leo thang ở Idlib, hậu quả việc lực lượng cực đoan chống lại chính phủ và dân thường Syria".

"Vladimir Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp hiệu quả nhằm vô hiệu hóa khủng bố, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Ả Rập Syria".

Tổng thống Putin quyết xóa ổ khủng bố Idlib

Tổng thống Putin quyết xóa ổ khủng bố Idlib

Qua cuộc điện đàm, Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Merkel cho biết cả Paris và Berlin "sẵn sàng tạo điều kiện để giải quyết giảm căng thẳng ở tỉnh Idlib, đông bắc Syria".

Cuộc điện đàm của người đứng đầu nhà nước Nga với người đứng đầu nhà nước Pháp và người đứng đấu chính phủ Đức được thực hiện sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, hôm 19/2, cho biết Ankara sẵn sàng tấn công Idlib.

Điều đó cho thấy Tổng thống Putin đã thể hiện quyết tâm hoàn tất nước cờ tách biệt đối lập-đối lập ôn hòa tại Idlib, mà được xem là một trong những nước đi quyết định kết thúc ván cờ Syria thời khủng bố, định hình cho bàn cờ Syria thời hậu khủng bố.

Điều đó cũng cho thấy Tổng thống Putin không chấp nhận để cho Tổng thống Erdogan tự tung tự tác, chối bỏ trách nhiệm phải loại bỏ các phần tử khủng bố và khủng bố núp bóng đối lập ôn hòa theo quy định của Thỏa thuận Sochi.

Putin buộc Erdogan phải đánh cược sinh mệnh chính trị tại Idlib

Qua các động thái cứng rắng và cảnh báo hành động cứng rắn của Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan liên quan đến giải quyết tình hình tại chảo lửa Idlib, cho thấy nguy cơ một cuộc khủng hoảng Nga-Thổ đã cận kề.

Thực ra tình huống xấu này được nhìn nhận là đã nằm trong tính toán của Tổng thống Putin khi đi nước cờ hiểm tách biệt đối lập-đối lập ôn hòa tại Idlib. Do vậy, nếu xảy ra sự việc thì phần ưu thế chắc chắn sẽ thuộc về Mocow.

Điều đó báo trước sự mạo hiểm của ông Erdogan khi muốn hành động nóng tại cứ điểm Idlib. Có thể nhận diện, khi quyết tâm xóa "ổ khủng bố Idlib", Tổng thống Putin đã buộc Tổng thống Erdogan đánh cược sinh mệnh chính trị tại cứ điểm chiến lược này.

Có thể khẳng định, ông Erdogan sẽ không còn cơ hội "chạy lại" với Putin - như trong cuộc "khủng hoảng 17 giây" khi Thổ bắn rơi máy bay Nga hồi năm 2015 - nếu cứ quyết hành động nóng tại Idlib.

Tấn công Idlib là Erdogan đánh cược sinh mang chính trị của mình

Có thể thấy, dù rất nóng, nhưng rõ ràng ở cuộc "khủng hoảng 17 giây" năm 2015, Ankara có nhiều lợi điểm hơn so với vị thế của Ankara trong cuộc "khủng hoảng Idlib" nếu nó xảy ra. Và những lợi điểm đó như bùa hộ mệnh của Erdogan.

Một là, khi đó Thổ Nhĩ Kỳ được ủng hộ của NATO mà có thể ngăn chặn Nga hành động nóng bằng việc đáp trả bằng quân sự. Lợi điểm này được ví như Thổ "ăn ốc", còn Mỹ-NATO phải "đổ vỏ".

Hai là, khi đó sự việc diễn ra quá nhanh - chỉ 17 giây, quá ngắn cho các kênh xử lý tình huống khác - nên Ankara có thể dựa vào đó để lý giải cho hành động của mình mà Moscow phải thông cảm. Và thực tế Ankara cũng đã khai thác lợi điểm này.

Ba là, với riêng cá nhân Tổng thống Erdogan, thì đã có Thủ tướng Ahmet Davutoglu khi đó sẵn sàng đóng vai "Lê Lai cứu chúa", khi thừa nhận đã ra lệnh bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga trên vùng trời biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay, nếu xảy ra cuộc "khủng hoảng Idlib" thì Ankara-Erdogan không có bất cứ lợi điểm nào trong 3 lợi điểm mà Ankara-Erdogan có được trong cuộc "khủng hoảng 17 giây", ngược lại có rất nhiều yếu điểm.

Đây chính là lời cảnh báo nghiêm khắc cho Tổng thống Erdogan nếu quyết tấn công vào cứ điểm Idlib để "cứu đàn em" và khẳng định vị thế trong ván cờ Syria. Rõ ràng, hành động là Erdogan hết có cơ hội "chạy lại" với Putin.

Việc "chạy lại" với Putin sau cuộc "khủng hoảng 17 giây" là quyết định đúng đắn của ông Erdogan, bởi ông được lợi rất nhiều từ việc này. Chỉ riêng việc Putin bên cạnh Erdogan trong cuộc đảo chính bất thành đã thấy lợi ích từ việc "chạy lại" như thế nào.

Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất từ việc Putin cho Erdogan cơ hội chạy lại sau cuộc "khủng hoảng 17 giây" được nhận diện chính là sự đồng điệu của bộ đôi Putin-Erdogan, vừa là nền tảng, vừa là bệ phóng cho sự nghiệp của Erdogan.

Dư âm của cuộc đảo chính bất thành luôn là lới cảnh báo cho Erdogan nếu mất Putin

Những công cụ tạo lợi ích của Nga được Tổng thống Putin sử dụng đã giúp nhanh chóng nâng tầm cho quan hệ Nga-Thổ, bù đắp kịp thời cho những thiệt hại của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara-Erdogan có những lệch pha với Mỹ-NATO.

Còn những công cụ tạo sức mạnh của Nga đã được Tổng thống Putin sử dụng, giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra một vị thế cao hơn trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, từ đó giúp cho Erdogan có thể tung hoành ngang dọc tại Trung Đông.

Tất cả những điều đó đã giúp gia cố vững chắc nền tảng quyền lực của Tổng thống Erdogan. Nay, nếu tấn công Idlib thì Erdogan sẽ mất tất cả những lợi điểm và lợi ích ấy. Rõ ràng, Putin đã buộc Erdogan phải đánh cược sinh mệnh chính trị tại Idlib.

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/putin-buoc-erdogan-phai-danh-cuoc-sinh-menh-chinh-tri-tai-idlib-3397314/