Project Syndicate: Công nghệ và toán học - anh hùng thầm lặng trong cuộc khủng hoảng Covid-19

Nếu không nhờ có công nghệ và khả năng toán học, chúng ta rất có thể sẽ là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch này.

Những nỗ lực siêu phàm của các y, bác sĩ và đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới là rất to lớn. Nhưng đôi khi, cho dù chúng ta có cố gắng đến mức nào, và dù chúng ta có hy sinh bản thân đến đâu, ta cũng không thể chống lại kẻ thù mạnh hơn. COVID-19 là một kẻ thù như vậy. Nếu không nhờ có công nghệ, chúng ta sẽ là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch này.

Chính xác hơn là nhờ có Toán học và Công nghệ, bởi vì hiểu một khái niệm cơ bản như việc tăng trưởng theo cấp số nhân, đã góp phần đưa ra quyết định tấn công trực diện vào kẻ thù – COVID- 19.

Việc ngăn chặn thành công dịch bệnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là do chính phủ các nước này đã đặt vấn đề xã hội lên trên quyền lợi của mỗi cá nhân. Thêm vào đó các quốc gia này cũng nổi tiếng với những học sinh có trình độ toán học cao. Trong bảng xếp hạng PISA 2019, do OECD sản xuất, Trung Quốc đứng đầu về toán học với số điểm 591 trên 600, Nhật Bản đứng thứ 6 và Hàn Quốc đứng thứ 7. Trong khi đó Ý xếp ở vị trí thứ 31, Tây Ban Nha xếp thứ 34 và Hoa Kỳ đứng thứ 37.

Bảng xếp hạng PISA có thể cũng có những thiếu sót, nhưng nó cho thấy sơ bộ về trình độ kiến thức toán học trung bình của công dân ở các quốc gia tham gia. Và thực tế là các quốc gia có thứ hạng cao dường như đã áp dụng các chiến lược ngăn chặn hiệu quả nhất. Đó như một lời nhắc nhở rằng, cuối cùng, lý do chúng ta muốn đào tạo tốt hơn về toán học và logic không chỉ để có được nhiều công việc tốt hơn, mà còn để đưa ra những quyết định tốt hơn cho cuộc sống của chúng ta.

Công nghệ đã góp phần to lớn trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của COVID-19. Không có nghĩa là không có ICU và mặt nạ phòng độc, thì bệnh nhân bị bệnh nặng sẽ không có cơ hội. Các công nghệ mới dựa trên dữ liệu cho phép của chính phủ có trách nhiệm theo dõi người bị nhiễm bệnh, liên hệ với họ và cách ly họ sớm. Những công nghệ này đã bị chỉ trích trong nhiều năm gần đây. Bây giờ, khi chúng đang cứu sống chúng ta, chúng xứng đáng có được những lời khen ngợi.

Đóng góp của công nghệ trong quản lý đại dịch không chỉ là việc theo dõi và cách ly. Khi Mỹ và các nước ở châu Âu đang gần như có kế hoạch đóng cửa hoàn toàn, cùng những hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn đối với nền kinh tế thế giới, công nghệ đã mang đến một tia hy vọng.

Nhiều công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, đã đóng cửa văn phòng của họ. Những công ty này cung cấp cho nhân viên máy tính và webcam, cho phép họ có thể giao tiếp và làm việc từ xa. Điều này không chỉ góp phần ổn định nền kinh tế, mà còn đem lại những kết quả tích cực. Ví dụ như việc tắc đường đã không còn nữa. Hàng tiếng đông hồ bị lãng phí giờ đây có thể được dành trọn vẹn cho công việc và gia đình. Các hội nghị, hội đàm diễn ra qua video, trở thành một chuẩn mực mới, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm rất lớn về thời gian.

Tương tự, các nhà giáo dục ở hầu hết các cấp đang cố gắng tìm giải pháp giảng dạy trực tuyến thay thế cho việc lên lớp. Trong khi thời gian trước, việc đóng cửa trường học sẽ làm gián đoạn quá trình học tập của sinh viên, nhưng nhờ có công nghệ mà sinh viên có thể tiếp tục được việc học của mình. Và cuộc khủng hoảng hiện nay đang đẩy mạnh quá trình đó nhờ có sự tham gia bởi toàn bộ các trường đại học để sản xuất các khóa học trực tuyến.

Tất nhiên sẽ có những thách thức khi điều chỉnh một chương trình giảng dạy thông thường được thay thế bởi giảng dạy trực tuyến. Nhưng với toàn bộ các khoa đang thử nghiệm, chắc chắn sẽ thấy được sự đổi mới và cải thiện nhanh chóng về hiệu quả của việc học từ xa. Sau này khi học sinh, sinh viên quay trở lại lớp học, chúng ta nên tiếp tục tận dụng những đổi mới này, không chỉ ở các nước phát triển, mà cả ở các nước đang phát triển khao khát giáo dục hiệu quả.

Trong lĩnh vực bán lẻ, các nền tảng kỹ thuật số có thể lấp đầy khoảng trống khi những kệ siêu thị trống rỗng hay thời gian tự cách ly khiến việc mua sắm trực tiếp là không thể. Phim và nhạc phát trực tuyến, trò chuyện video và phương tiện truyền thông xã hội đã làm vơi bớt nỗi cô đơn, duy trì kết nối và nâng cao sức khỏe tinh thần trong khi bị cách ly.

Bằng cách này hay cách khác, đại dịch đang thúc đẩy các xu hướng công nghệ hiện có và đem lại những lợi ích quan trọng mà chúng ta nên nắm lấy, cả bây giờ và sau khi cuộc khủng hoảng qua đi. Khi bình thường trở lại, chúng ta có khả năng phải đối mặt một lần nữa với viêc đổi mới công nghệ.

Cát Tiên

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/project-syndicate-cong-nghe-va-toan-hoc-anh-hung-tham-lang-trong-cuoc-khung-hoang-covid-19-420202031909528.htm