Polar Pod: Tàu khám phá Nam cực độc lập về năng lượng

Dù bao phủ 30% bề mặt đại dương trên thế giới, Nam Đại Dương hiện vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Ngày 16/3, nhà thám hiểm Jean-Louis Etienne đã chính thức giới thiệu một cuộc thám hiểm mới trong đại dương bao quanh lục địa Nam Cực, trên một con tàu 'thẳng đứng' tự hành năng lượng.

Polar Pod được lấy cảm hứng từ tàu hải dương "FLIP" của Mỹ

Polar Pod được lấy cảm hứng từ tàu hải dương "FLIP" của Mỹ

Tàu “thẳng đứng” không động cơ

Chuyến khám phá hải dương học của Jean-Louis Etienne trong tương lai được đặt tên là “Polar Pod” (tên tàu thám hiểm của dự án) sẽ nhằm nâng cao kiến thức về Nam Đại Dương. Với mục tiêu nghiên cứu hai lĩnh vực là khí hậu và đa dạng sinh học. Chuyến nghiên cứu thám hiểm sẽ tạo điều kiện “đo sự hấp thụ khí CO2 với độ chính xác cao” trong đại dương bao quanh Nam Cực - nơi được coi là bể chứa carbon lớn của trái đất.

Polar Pod sẽ thực hiện các phép đo kể trên và nhiều nghiên cứu khác (động lực sóng, đánh giá động vật biển bằng âm học, vv…). Tàu dài 100m, hay nói chính xác là cao 100m vì được dựng thẳng đứng, mớn nước tàu cao 75m. Trọng lượng tàu nặng 1.000 tấn, cấu trúc có 150 tấn dằn đáy để đảm bảo tính ổn định trong điều kiện sóng và gió mạnh của Nam Đại Dương. Tàu có thể chứa được 8 người và 6 tháng tự hành.

Do không được trang bị động cơ, Polar Pod sẽ tự di chuyển theo dòng chảy của dòng điện quanh cực Nam. Vì thế, nó sẽ tự cung cấp năng lượng. Đây được xem là một kỳ tích với tàu hải dương học. Điện năng cần thiết trên tàu (các thiết bị khoa học và viễn thông, ánh sáng, CNTT, khử muối nước biển, vv…) cần được cung cấp từ 6 turbine gió Kingspan nhỏ có công suất đơn vị là 3,2kW bằng tế bào quang điện.

Gần 100 kWh điện có thể được lưu trữ trong 2 gói pin lithium-ion. Cấu trúc tàu Polar Pod sẽ có lớp cách nhiệt gần như hoàn hảo để giảm tiêu hao sưởi ấm bên trong.

Một "tour du lịch vòng quanh thế giới" giữa vĩ tuyến 50 và 55 tại phía Nam

Polar Pod sẽ thực hiện một “chuyến du lịch vòng quanh thế giới” trong 2 năm (24.000 km) nhờ đi theo dòng điện chu vi Nam Cực giữa vĩ tuyến 50 và 55 về phía Nam. Theo Jean-Louis Etienne, tốc độ di chuyển trung bình của tàu vào khoảng 1 hải lý/giờ (1,8km/h). Tàu có 1 chân vịt nằm dưới mặt nước 10m, cho phép Polar Pod thay đổi hướng đi, chủ yếu là để tránh các tảng băng trôi.

Các cuộc thử nghiệm bằng mô hình đã được thực hiện tại lưu vực sóng Ifremer tại Brest và Trường Kỹ thuật trung tâm Nantes. Theo lịch trình hiện tại, Polar Pod có thể được chế tạo từ đầu năm 2022, dự kiến hạ thủy tháng 5/2023 và lên đường đến Nam Đại Dương vào quý cuối cùng năm 2023.

Dự án Polar Pod quy tụ 43 tổ chức khoa học từ 12 nước khác nhau. Toàn bộ dữ liệu do tàu thu thập sẽ được cung cấp cho cộng đồng khoa học quốc tế cũng như công chúng với mục đích giáo dục. Bạn cũng có thể “lên tàu Polar Pod và chia sẻ cuộc sống trên tàu nhờ thiết bị thực tế - ảo”.

Nh.Thạch

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/polar-pod-tau-kham-pha-nam-cuc-doc-lap-ve-nang-luong-606025.html