Phương thức giúp phụ nữ cổ đại vượt qua 'mùa dâu' trước khi có băng vệ sinh

Phụ nữ thời xưa chế tạo băng vệ sinh bằng những thứ có sẵn như sử dụng bông, cỏ lau, giấy, da động vật, thậm chí là cả bằng cỏ.

Người Hy Lạp cổ đại, người Ai Cập và người La Mã

Thời xưa phụ nữ phải dùng “băng vệ sinh” làm từ xơ hoặc bông vải gắn vào một mẩu gỗ.

Thời xưa phụ nữ phải dùng “băng vệ sinh” làm từ xơ hoặc bông vải gắn vào một mẩu gỗ.

Vào thời cổ đại, khi không có băng vệ sinh và miếng lót, người phụ nữ đã rất sáng tạo khi giải quyết "mùa dâu" của mình.

Họ chế tạo băng vệ sinh bằng những thứ có sẵn như cuốn giấy cói mềm xung quanh gỗ hoặc làm miếng lót bằng len, giấy, rêu, da động vật hoặc cỏ. Thời gian đến tháng còn được coi là lúc "thanh lọc cơ thể" đối với phụ nữ. Một số người thậm chí tin rằng máu kinh nguyệt có thể chữa bệnh.

Phụ nữ Nhật Bản

Vào thời xa xưa, khi chưa có cả băng vệ sinh lẫn tamtop thì người phụ nữ trong những bộ Kimono truyền thống rườm rà đã phải dùng giấy, băng gạc cứu thương, khăn xô,… để vượt qua ngày đèn đỏ.

Tuy nhiên vào thời Edo, giấy được buôn bán với giá khá đắt, vì vậy nó chỉ phù hợp với tầng lớp thượng lưu. Còn các chị em ở nông thôn đã nghĩ ra cách tận dụng thiên nhiên xung quanh, đặc biệt là sợi bông và cỏ lau, hay những cây cỏ mềm, bó lại với nhau và cho vào bên trong cơ thể.

Một điều đặc biệt nữa là, giai đoạn trung đại này, người nông thôn Nhật Bản lại có cái nhìn rất khe khắt đối với kinh nguyệt của phụ nữ, vì vậy một khi phụ nữ tới ngày thì sẽ phải ở phòng riêng, thậm chí là không được tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.

Phụ nữ Do Thái

Phụ nữ Do Thái cũng gặp các vấn đề như phụ nữ Nhật. Trong văn hóa Do Thái, phụ nữ bị coi "không tinh khiết" khi đến "mùa dâu". Họ thậm chí còn bị cách ly với đàn ông và chồng của mình. Trong thời gian đó, nếu người phụ nữ chạm vào đâu thì chỗ đó cũng bị coi là "không tinh khiết".

Những năm 1800

Vào thế kỉ 19, phụ nữ châu Âu gặp rất nhiều khó khăn khi tới kì kinh nguyệt. Trong khi một vài người giàu may mắn mua được miếng lót, những người còn lại không thể chi trả và phải chấp nhận bị lan ra quần. Ở Pháp, một số cô gái không được phép đi làm, đặc biệt trong các nhà máy thực phẩm vì người chủ nghĩ rằng họ sẽ làm bẩn sản phẩm.

Kotex ra đời vào thế chiến thứ nhất

Trong Thế Chiến thứ nhất, các y tá Pháp phát hiện rằng băng vết thương cellulose thấm máu tốt khi điều trị vết thương cho binh sĩ. Vì vậy, họ vứt đi những miếng bông tạm thời và chuyển sang dùng miếng băng vết thương. Cùng khoảng thời gian đó, Kotex ra mắt băng vệ sinh dùng một lần, thuận tiện và nhỏ gọn giúp phụ nữ giải quyết hoàn toàn nỗi lo ngày “đèn đỏ”. Dần dần họ cải thiện nó với dải dính phía dưới, thay thế hoàn toàn các dạng băng vệ sinh trước đó.

Thu Hằng (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/phuong-thuc-giup-phu-nu-co-dai-vuot-qua-mua-dau-truoc-khi-co-bang-ve-sinh-a244034.html