Phương Tây xây dựng lại sức ảnh hưởng năng lượng tại Trung Đông
Trong vài ngày qua, các công ty dầu khí lớn như Shell và BP của Anh, Mitsui của Nhật Bản và TotalEnergies của Pháp, mỗi công ty nắm giữ 10% cổ phần trong dự án nhà máy hóa lỏng khí tự nhiên ở Ruwais do Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) điều hành.
Nhà máy có sản lượng 9,6 triệu tấn mỗi năm (mtpa) này cũng đã ký kết một số thỏa thuận mua hàng và các thỏa thuận khác với các công ty phương Tây (bao gồm Shell, Mitsui, Energie Baden-Württemberg của Đức và Securing Energy for Europe). Những thỏa thuận này có thể mang lại cho Mỹ và các đồng minh chính của mình một nền tảng mới, để có thể bắt đầu xây dựng lại mối quan hệ rộng và sâu sắc hơn với trung tâm năng lượng quan trọng này ở Trung Đông.
Năm 2020, khi UAE trở thành quốc gia đầu tiên trong số 4 nước Ả Rập ký kết các thỏa thuận khôi phục quan hệ mới với Israel (mỗi thỏa thuận đều do Hoa Kỳ làm trung gian) thì Washington đã coi UAE là một đồng minh tiềm năng quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của chiến lược địa chính trị Trung Đông của mình.
Sau khi Hiệp định Toàn diện Chung (JCPOA, hay gọi tắt là “thỏa thuận hạt nhân”) với Iran chấm dứt hiệu lực vào năm 2018 sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi nước này, và dự định giảm bớt các hoạt động quân sự ở thủ đô Tehran của Iraq. Washington đã tập trung sự chú ý vào việc triển khai nhiều thỏa thuận tái thiết lập mối quan hệ kiểu này trên khắp khu vực.
Giống như dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc (BRI), những thỏa thuận này sẽ sử dụng các đòn bẩy thương mại nhiều hơn biện pháp quân sự, để giành lại ảnh hưởng mà Washington đã mất vào tay Bắc Kinh và Moscow kể từ cuộc chiến giá dầu năm 2014-2016.