Phương pháp xử trí nhanh khi bị rắn độc cắn

Bị rắn độc cắn mà không biết cách sơ cứu ban đầu thì sẽ dẫn đến sự nguy hiểm tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.

Việc nhận biết các loại vết cắn có độc hay không là rất cần thiết để có thể loại bỏ được những mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Các loại vết cắn của rắnVết cắn khô

Theo Boldsky, khi bị một con rắn độc cắn nhưng chúng không giải phóng nọc độc hoặc với số lượng nọc độc được bơm rất ít, không đủ gây ngộ độc, được gọi là vết cắn khô. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ an toàn với vết cắn khô, ngay cả khi vô hại bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng tại vết thương hoặc dị ứng.

Vết cắn độc

Ngược lại, khi rắn cắn và giải phóng nọc độc, được hiểu là vết cắn độc. Chúng thường bắt đầu với cơn đau ở khu vực bị rắn tấn công sau đó sưng lên. Các triệu chứng của vết cắn độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.

Một số triệu chứng thường gặp của vết cắn mang nọc độc bao gồm đỏ và sưng quanh vết thương, mắt mờ, hai vết thương thủng gần nhau, thở khó khăn, đổ mồ hôi, tê tay chân và mặt. Khi vết thương đã trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, co giật, tê liệt.

Phân biệt vết cắn của rắn là điều hết sức quan trọng. Ảnh minh họa: Internet

Sơ sứu ban đầu người bị rắn cắn

Nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện, tuy nhiên trong thời thời gian chờ đợi, bạn nên có các bước sơ cứu nhanh ban đầu.

Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, màu sắc, kích thước... tất cả đều hữu ích trong việc điều trị của bác sĩ. Ảnh minh họa: Internet

Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, màu sắc, kích thước... tất cả đều hữu ích trong việc điều trị của bác sĩ.

Tốt nhất nên hạn chế chuyển động của nạn nhân. Cố gắng không làm người bị rắn cắn thấy hoảng sợ. Khi nạn nhân hoảng loạn, nhịp tim sẽ tăng lên và làm cho nọc độc lưu thông nhanh hơn trong cơ thế.

Khu vực bị rắn cắn sẽ sưng lên nhanh chóng, vì vậy hãy bỏ đi bất kỳ những vật nào có thể gây siết chặt cơ thể như nhẫn, vòng tay…

Không nên băng bó lại vết thương, chỉ cần làm sạch nó với chất khử trùng. Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh, đốt vết cắn và không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.

Sự trao đổi chất của nạn nhân nên giữ ở mức thấp trong thời gian này do đó, không cho phép nạn nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Nếu có thể, trong vòng 5 phút đầu tiên hãy cố hút nọc độc ra khỏi cơ thể.

Bạn sẽ cần phải ngăn chặn sự lan truyền bạch huyết của nọc độc. Do vậy, cần phải cố định khu vực băng bó bằng nẹp giống như khi gãy tay chân. Cố gắng giữ cho vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim. Điều này sẽ ngăn cản nọc độc chảy vào các khu vực khác của cơ thể.

Không nên áp dụng cách băng garo sau khi bị rắn cắn vì buộc quá chặt có thể làm máy không lưu thông đến được vị trí bị băng lại, dễ hoại tử. Hơn nữa, khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện thì chất độc sẽ chảy mạnh hơn về tim, khiến bệnh nhân bị sốc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Phù Dung

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/phuong-phap-xu-tri-nhanh-khi-bi-ran-doc-can-c14a297196.html