Phương pháp chữa đau bụng kinh

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp ở nữ giới trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể xuất hiện ở thời điểm trước và trong chu kỳ kinh khoảng 1 – 2 ngày đầu, có thể âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội. Hiện tượng này xuất hiện đều đặn cùng các ngày 'đèn đỏ', gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày của các chị em.Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tuyến tử cung (trên ống dẫn trứng, buồng trứng,…) phát triển ở bên ngoài tử cung.U xơ tử cung: Sự phát triển bất thường của các tế bào trong thành tử cung ( không phải ung thư).Bệnh viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục nữ, do virus, vi khuẩn gây ra chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn.

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp ở nữ giới trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể xuất hiện ở thời điểm trước và trong chu kỳ kinh khoảng 1 – 2 ngày đầu, có thể âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội. Hiện tượng này xuất hiện đều đặn cùng các ngày “đèn đỏ”, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày của các chị em.

Đừng quá lo lắng, những chia sẻ về phương pháp chữa đau bụng kinh dưới đây đến từ bác sĩ chuyên khoa Phụ sản I Nguyễn Thị Lan Hương sẽ giúp chị em vượt qua những “ngày ấy” thật nhẹ nhàng.

Tại sao nữ giới có hiện tượng đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”

Đau bụng kinh thực chất là những cơn co thắt ở phần bụng dưới nhằm đẩy trứng không được thụ thai ra khỏi cơ thể dưới dạng máu kinh (sẽ mất khoảng 2 – 5 ngày cho quá trình này). Đây thường sẽ là những cơn đau liên hồi và diễn tiến ở nhiều mức độ khác nhau:

- Những cơn đau co thắt kéo dài ở bụng dưới, nhiều trường hợp cảm thấy quặn lên từng cơn, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê.

- Cơn đau bụng kinh thường bắt đầu từ 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt sau đó giảm dần. Cảm giác đau sẽ từ phần bụng dưới lan ra phần lưng, hông và xuống hai bên đùi.

- Cảm giác căng tức, khó chịu ở vùng bụng tăng lên

- Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở dạ dày, nôn hoặc buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đầu óc choáng váng, đầu nhức,…

* Hiện tượng đau bụng kinh đến từ việc tử cung co bóp nhằm đào thải toàn bộ niêm mạch đệm lót tử cung khi trứng không được thụ thai ra ngoài cơ thể. Khi đó nồng độ hormone tăng cao, điển hình là Prostaglandin sẽ liên quan đến đau, viêm, gia tăng các cơn co thắt cơ tử cung khiến các mạch máu nuôi dưỡng tử cung không được cung cấp oxy liên tục, gây ra các cơn đau bụng kinh thêm trầm trọng hơn.

Đau bụng kinh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tuyến tử cung (trên ống dẫn trứng, buồng trứng,…) phát triển ở bên ngoài tử cung.

U xơ tử cung: Sự phát triển bất thường của các tế bào trong thành tử cung ( không phải ung thư).

Bệnh viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục nữ, do virus, vi khuẩn gây ra chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn.

Hẹp cổ tử cung khiến dòng chảy kinh nguyệt bị tắc nghẽn, gây áp lực lên thành tử cung khiến nữ giới bị đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là 1 – 2 ngày đầu tiên khi lượng máu bị tống suất ra nhiều nhất.

Phương pháp chữa đau bụng kinh an toàn, hiệu quả hiện nay

Như trên đã chia sẻ, đau bụng kinh nếu chỉ xuất hiện ở mức độ âm ỉ thì không cần quá lo ngại, đó là biểu hiện bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, cơn đau diễn ra liên tục với mức độ trầm trọng thì thường sẽ liên quan đến các vấn đề bệnh lý.

Bạn nên theo dõi các triệu chứng của mình trong ít nhất 3 chu kỳ kinh nguyệt và nên đến gặp bác sĩ sớm nếu hiện tượng này thường xuyên lặp lại.

Đến đây bạn sẽ được chỉ định siêu âm, xét nghiệm hình ảnh hoặc nội soi để các định những dấu hiệu bất thường trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Đó có là cơ sở để các bác sĩ đưa ra phương pháp chữa đau bụng kinh như: Dùng thuốc giảm đau, thuốc bổ sung hormone, kiểm soát nội tiết hoặc can thiệp phẫu thuật nếu nguyên nhân đến từ lạc nội mạc tử cung, xu xơ tử cung,…

Bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà:

- Tắm nước nóng hoặc chườm ấm bụng bằng túi đựng nước nóng, chai nước, miếng dãn nhiệt,…lên vùng bụng dưới đển giảm bớt những cơn đau.

- Nếu quá đau, hãy dùng thuốc (không nên lạm dụng thuốc giảm đau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc gây ra).

- Vận động nhẹ nhành, đặc biệt các bài tập yoga có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông máu, giảm đau hiệu quả, an toàn.

- Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magie,…giúp giảm đau rất tốt.

- Tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ khiến các cơn đau trầm trọng hơn.

- Giữ cho mình tâm trạng thoải mái cũng giúp giảm cảm giác khó chịu trong những ngày này.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh ngâm quá lâu trong bồn tắm sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục.

Mọi thắc mắc về phương pháp chữa đau bụng kinh, cũng như các vấn đề về sức khỏe sinh sản của nữ giới, mời bạn đọc chat trực tuyến Tại đây hoặc gọi theo số Hotline: 03.59.56.52.52 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

Trang

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/phuong-phap-chua-dau-bung-kinh-a274723.html